• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy mạnh hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào

(Chinhphu.vn) - Ngày 7/9, tại Đại học Đà Nẵng đã diễn ra “Hội nghị hợp tác giáo dục Việt Nam – Lào năm 2012”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

07/09/2012 20:33

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/Mai Vy

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Phăng khăm Vi pha văn cùng đại diện lãnh đạo các trường đại học, cục, vụ, viện liên quan của hai nước.

Trong những năm qua, với chủ trương hợp tác giáo dục, đào tạo bằng nhiều kênh, nhiều hình thức, do đó, số lưu học sinh Lào được gửi sang đào tạo tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú về hình thức cũng như quy mô đào tạo.

Tính đến thời điểm này, tổng số cán bộ học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam là 5.234 người, trong đó 1.982 người thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ; 2.099 người theo diện học bổng của các địa phương; 177 người theo học bổng tài trợ của các doanh nghiệp; 62 người theo học bổng của các tổ chức quốc tế; 914 người theo học tự túc.

Hội nghị cũng tập trung đánh giá kết quả thực hiện sau 1 năm triển khai Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020.

Ngoài 10 tỉnh có biên giới giáp Lào có nhiều chương trình kết nghĩa toàn diện với Lào, một số tỉnh, TP cũng đã có nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ các tỉnh của Lào bằng nguồn ngân sách của mình như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long… trong việc giáo dục đào tạo lưu học sinh Lào, trao đổi đoàn công tác học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chuyên gia, giáo viên.

Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, đánh giá các vấn đề về công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác hỗ trợ chuyên gia và cử giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Lào; cung cấp tài liệu và sách giáo khoa tiếng Việt phù hợp với chương trình chuẩn hiện nay cho nước bạn Lào.

Với nhu cầu học tiếng Việt của người Lào ngày càng tăng, theo đề nghị của phía Lào, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn tất thủ tục tuyển chọn, cử 28 giáo viên sang Lào giảng dạy tiếng Việt và các môn cơ khoa học tự nhiên tại 10 trường của Lào ( 6 trường do Việt Nam giúp đỡ xây dựng và 4 trường Việt kiều).

Đồng thời, tiếp tục đầu tư xây dựng 10 ký túc xá cho lưu học sinh Lào tại các cơ sở đào tạo Việt Nam có nhiều lưu học sinh Lào theo học (nâng tổng số đến năm 2020 là 20 khu ký túc xá dành riêng cho lưu học sinh Lào và Campuchia).

Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục quan tâm đào tạo cán bộ, tăng số lượng đào tạo lưu học sinh diện hiệp định giữa hai Chính phủ trung bình 10% năm, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt cho cán bộ học sinh hai bên, góp phần nâng cao chất lượng học tập, quan tâm đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện các dự án, chương trình hợp tác giữa hai nước; có chính sách đào tạo lại, đào tạo sau đại học và đào tạo đại học chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Lào.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đánh giá Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020” sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của hai nước Việt Nam-Lào trước nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của thế giới.

Mai Vy