• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản

(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế, giải pháp để khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung-cầu sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá phù hợp.

21/01/2022 15:14


Bộ Xây dựng sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chủ trì họp báo thường kỳ cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí . Ảnh: VGP/Toàn Thắng

Sáng 21/1, Bộ Xây dựng tổ chức Họp báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2021, tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,5%; cả nước có 870 đô thị với 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại 1, 32 đô thị loại 2, 48 đô thị loại 3, 90 đô thị loại 4, 676 đô thị loại 5.

Về thị trường bất động sản, theo Bộ Xây dựng, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản, hầu hết các dự án bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu. Từ đầu tháng 10/2021 các hoạt động mới dần trở lại bình thường.

Theo Bộ Xây dựng, chỉ số giá xây dựng năm 2021 đã tăng 3,65% so với năm 2020, tác động chính đến từ sự tăng giá của các vật liệu đầu vào như: Thép tăng từ 30-40%, nhựa đường tăng 9-10%, xi măng tăng 3-5%,

Nhóm doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng như: VICEM, HUD, LILAMA, VIGLACERA, COMA, HANCORP, SÔNG HỒNG đều bị ảnh hưởng đáng kể, kết quả sản xuất kinh doanh ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch năm 2021 và 93% cùng kỳ năm 2020. Doanh thu ước đạt 55.950 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch năm 2021, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.793 tỷ đồng, bằng 10,3% so với kế hoạch năm 2021, bằng 99% cùng kỳ năm 2020. Công tác cổ phần hóa tiếp tục được đẩy mạnh tại 2 tổng công ty là VICEM và HUD.

Về mục tiêu năm 2022, Bộ Xây dựng đặt kế hoạch diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người, tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 41,5-42%.

Năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Bộ Xây dựng cũng sẽ nghiên cứu xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quản lý không gian ngầm và một số luật khác.

Về việc phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế, giải pháp để khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung-cầu sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá phù hợp.

Về công tác cổ phần hóa, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa tại VICEM và HUD, thực hiện thoái vốn hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu theo kế hoạch.

Toàn Thắng