• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy mạnh trồng rừng cao su theo hướng bền vững

(Chinhphu.vn) - Mặc dù Việt Nam đã tiếp cận quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo thông lệ quốc tế từ khá sớm, nhưng việc triển khai cấp chứng chỉ rừng bền vững, nhất là rừng trồng cao su còn chậm, các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa đẩy mạnh triển khai trồng rừng theo hướng bền vững.

24/07/2017 19:23

Ảnh minh họa

Đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự hội thảo “Thúc đẩy trồng rừng cao su bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho các DN cao su tại Việt Nam”, được tổ chức ngày 24/7 tại TPHCM.

Trong khi đó, hiện nay trên thị trường thế giới, xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm từ rừng có nguồn gốc hợp pháp hoặc có chứng chỉ quản lý rừng bền vững ngày càng gia tăng.

Ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, với diện tích các vườn cây cao su thanh lý đang gia tăng trong thời gian gần đây, gỗ cao su ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của ngành gỗ, sản phẩm gỗ; góp phần giảm áp lực nhập khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ cũng như ngành cao su Việt Nam.

Theo số liệu của VRA, trong năm 2016, gỗ cao su đã đóng góp khoảng 31,7% vào tổng giá trị xuất khẩu 4,85 tỷ USD của toàn ngành, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su tăng 16,4% so với 2015.

Mặc dù với ngành cao su, có một phần diện tích là rừng trồng, việc áp dụng chứng chỉ đã được các DN lớn quan tâm thực hiện nhưng đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn đối với việc bảo đảm đáp ứng các tiêu chí của chứng chỉ trong thời gian dài.

Ông Trương Minh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thừa nhận, Tập đoàn có khoảng 420.000 ha rừng trồng cao su (trong đó 300.000 ha trong nước và 120.000 ha ở nước ngoài) nhưng hiện vẫn chưa đạt được chứng chỉ FSC.

Ông Trung cho rằng, chứng chỉ FSC với rừng cao su là xu hướng chung toàn cầu, nhiều đối tác nhập khẩu cao su thiên nhiên cũng đã yêu cầu về chứng chỉ FSC. Tập đoàn nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này nên đang đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội cao su và đang tìm đơn vị tư vấn để cuối năm nay hoặc trong năm 2018 sẽ có ít nhất một đơn vị trong tập đoàn có rừng trồng đạt chứng chỉ FSC.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Vũ Quế Anh, điều phối viên FSC tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có hơn 200.000 ha được cấp chứng chỉ FSC với khoảng 538 DN có chứng chỉ FSC song với rừng trồng cao su thì vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân do nhận thức của DN và chủ rừng chưa cao; các cơ quan quản lý, tổ chức chưa có tác động mạnh cho chủ rừng hiểu về việc bắt buộc phải có chứng chỉ này…

Trong thời gian tới, Hiệp hội Cao su Việt Nam và tổ chức FSC sẽ tăng cường hỗ trợ cho các chủ rừng, DN nhằm giúp họ nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạt chứng chỉ trồng rừng, hướng tới phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam.

Lê Anh