• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHYT tới hội viên nông dân

(Chinhphu.vn) - Để đạt 90% số nông dân tham gia BHYT vào năm 2020, Hội Nông dân Việt Nam đã chỉ đạo các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu đề ra…

11/07/2016 13:38

Ản minh họa

Hiện nay, ở nước ta, nông dân chiếm tỷ lệ gần 70% dân số nhưng số người tham gia BHXH, BHYT chưa cao. Hiện tại, vẫn còn hơn 20% dân số chưa tham gia BHYT, trong số này chiếm phần lớn là nông dân.

Theo thống kê, hiện vẫn còn khoảng 23,5% số nông dân chưa tham gia BHYT, trong đó có tới 70% số nông dân thuộc diện thu nhập khá.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ nông dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT chưa cao, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chính, như: Người nông dân chưa hiểu biết hết về tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước, còn so sánh với các loại hình bảo hiểm thương mại khác; điều kiện kinh tế của nhiều hộ nông dân còn khó khăn... đã dẫn đến tình trạng khi có bệnh, họ tự mua thuốc để điều trị tại nhà, nhiều người chỉ tham gia BHYT khi bản thân họ bị bệnh nặng.

Bên cạnh đó, chất lượng khám, chữa bệnh tại các địa phương ở tuyến cơ sở chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa tạo được niềm tin cho người dân khi tham gia BHYT. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn của các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, chưa bám sát đối tượng, chưa phủ khắp được ở mọi địa bàn. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Hội Nông dân với ngành y tế, BHXH ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ Hội còn thiếu kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia BHXH, BHYT...

Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia BHXH, BHYT được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều cho biết: Là một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống tận cơ sở với 95.373 chi hội, 162.535 tổ hội và hơn 12 triệu hộ gia đình hội viên nông dân, Hội Nông dân xác định phải tích cực tham gia tuyên truyền, vận động và trực tiếp làm đại lý thu BHXH, BHYT cho nông dân ngay tại cộng đồng thôn, xóm với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Qua đó, tuyên truyền, vận động nhằm tạo điều kiện tối đa giúp nông dân được tham gia BHXH, BHYT mà không phải đi lại nhiều để làm thủ tục.

Để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền này, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và BHXH Việt Nam đã ký Chương trình phối hợp số 3885/CTr-BHXH-HND về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2015. Ngay sau đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 63 tỉnh, thành Hội chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện.

Thời gian qua, Trung ương Hội đã phối hợp BHXH Việt Nam xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nội dung Chương trình phối hợp, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT như Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Đề án của Chính phủ về thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2015-2020; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 2-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH và BHYT...

Sự phối hợp này đã mang lại hiệu quả, trong giai đoạn 2012-2015, các cấp Hội đã xây dựng 369 mô hình vận động hội viên, nông dân tham gia BHXH tự nguyện; xây dựng 1.435 mô hình vận động hội viên, nông dân tham BHYT. Đến nay, các cấp Hội đã vận động được 38.424 người tham gia BHXH tự nguyện và gần 1,9 triệu người tham gia BHYT; thành lập 1.518 đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT do Hội Nông dân đứng ra quản lý, góp phần vào thực hiện thành công lộ trình BHYT toàn dân. Ngoài ra, các tỉnh, thành Hội đã tích cực tham gia vận động các doanh nghiệp hỗ trợ hàng trăm triệu đồng giúp hội viên nông dân thuộc diện hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT.

Trong đó, có một số tỉnh, thành Hội đã làm rất tốt, như: Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đã tập trung tuyên truyền lồng ghép các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi, tổ Hội. Kết quả, đã tổ chức được 962 cuộc tuyên truyền Luật BHXH, Luật BHYT cho 25.982 lượt hội viên, nông dân tham dự.

Các cấp Hội đã vận động 122.962 hội viên nông dân tự giác tham gia BHYT cho bản thân, chiếm 53% tỷ lệ hội viên, nông dân trong địa bàn toàn tỉnh. Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập 602 đại lý, vận động được 15.657 hội viên, nông dân tham gia BHYT với số tiền hơn 8,9 tỷ đồng và vận động được 139 người tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Để đạt được con số 90% nông dân tham gia BHYT như mục tiêu đề ra, ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Giai đoạn 2016-2020, các cấp Hội sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động đang được triển khai có hiệu quả như tuyên truyền, đối thoại phổ biến chính sách; tổ chức hội thi; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở; nhân rộng các điểm đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT cho hội viên, nông dân. Đặc biệt, chỉ đạo hệ thống Hội ở cơ sở đưa các nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi, tổ Hội.

Tiếp tục chỉ đạo duy trì, nhân rộng mô hình “BHYT toàn dân” và mô hình vận động nông dân tham gia “BHXH tự nguyện” trên cơ sở các mô hình triển khai điểm đạt hiệu quả tốt. Công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động cho đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở và hội viên nông dân nòng cốt cũng được chú trọng...; tập huấn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở Hội có đủ kiến thức đứng ra làm đại lý thu BHYT và BHXH tự nguyện ở cấp xã, phường, giúp hội viên, nông dân dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.

PN