• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy mạnh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

(Chinhphu.vn) - "Đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong năm nay..." là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch bệnh trên động vật và thủy sản diễn ra hôm nay (11/2) tại Hà Nội.

11/02/2022 16:18
Chống dịch quyết định  hiệu quả sản xuất và xuất khẩu chăn nuôi và thủy sản - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: "Bảo đảm được vai trò của ngành thú y thì mới tạo điều kiện cho lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi phát triển" - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu nhận định, dịch bệnh trên động vật và thủy sản vẫn có nguy cơ cao và diễn biến phức tạp trong năm 2022. Trong khi đó, tình trạng "bán chạy" gia súc, gia cầm ốm vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho công tác khống chế, kiểm soát dịch bệnh. 

Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chia sẻ: "Nguồn lực tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật còn hạn hẹp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu còn nhỏ lẻ, phân tán nên chưa thể kiểm soát triệt để một số dịch bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò, cúm gia cầm. Người chăn nuôi còn chủ quan lơ là chưa quan tâm đến tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm khiến nguy cơ cao xảy ra một số bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng bệnh".

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, việc sáp nhập trạm chăn nuôi và thú y về cấp huyện quản lý, tuy giảm được đầu mối, nhưng chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp bị hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh ban đầu và triển khai thực hiện công tác tiêm phòng, công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nêu vấn đề: "Việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thú y cơ sở ở các địa phương không giống nhau. Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì lực lượng này không chuyên trách cấp xã, trong khi đó, nếu áp dụng chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thì cơ chế rất thấp". Ông Lê Văn Sử đề nghị Cục Thú y tham mưu với Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Nội vụ giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chế độ chính sách của cán bộ thú y.

Tại Hội nghị, đại diện Sở NN&PTNT một số địa phương đề nghị, cần tháo gỡ những vướng mắc để thống nhất trong thực hiện chính sách hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy bắt buộc do bệnh dịch tả lợn châu Phi, góp phần hạn chế tình trạng bán chạy, bán tháo lợn bệnh, ốm, khó kiểm soát nguồn lây bệnh. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi như đã công bố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn lợn, khôi phục sản xuất.

Chống dịch quyết định  hiệu quả sản xuất và xuất khẩu chăn nuôi và thủy sản - Ảnh 2.

Nhiều địa phương cho biết nguồn lực chống dịch hiện rất hạn hẹp do tình hình dịch COVID-19 diễn biến còn phức tạp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh trên động vật và thủy sản góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tái đàn, tăng đàn vật nuôi. Theo đó, các địa phương cần bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên động vật, nhất là thủy sản ngay từ đầu năm. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong năm nay.

Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh: "Chăn nuôi và thủy sản chiếm khoảng 51% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Vì vậy, bảo đảm được vai trò của ngành thú y thì mới tạo điều kiện cho lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi phát triển, thực hiện chỉ tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành nông nghiệp năm 2022 là tăng trưởng 2,5 đến 2,8%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 50 tỷ USD".

Đỗ Hương