• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dạy nghề cho lao động nông thôn với phương châm “3 biết”

(Chinhphu.vn) – Người nông dân đi học nghề cần nhớ phương châm “3 biết”, là biết nhu cầu thị trường lao động, biết cơ chế chính sách đối với quyền và trách nhiệm của người đi học nghề, biết cơ hội việc làm của mình tại địa phương sau khi học nghề.

25/03/2009 14:25

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo Hội nghị - Ảnh Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các tỉnh, thành phố để lấy ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh lần cuối Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ trình Thủ tướng vào đầu tháng 4/2009.

Theo Phó Thủ tướng, giúp lao động nông thôn nắm vững phương châm "3 biết" chính là nét khác biệt cơ bản giữa Đề án này với những chương trình đào tạo nghề trước đây.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, không thể tiếp tục tình trạng đào tạo nghề theo mô hình cũ ( 81% người nông dân không được đào tạo), phấn đấu đến năm 2020 sẽ giải quyết cơ bản tình trạng người nông dân không được đào tạo cơ bản. Phải chuyển mạnh đào tạo theo khả năng sang hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội để góp phần tăng năng lực cạnh tranh của đất nước. Phải quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên cả nước, chuẩn hóa chương trình đào tạo nghề. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan có khả năng đào tạo (cả nhà nước và tư nhân).

Phó Thủ tướng yêu cầu, phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm dạy nghề ở các huyện. Phó Thủ tướng giao Hội nông dân kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện triển khai chương trình đào tạo nghề này với Chính phủ, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm việc phát thẻ học nghề nông nghiệp.

“Thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Quyết định về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho người lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề...”,  Phó Thủ tướng cho biết.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh Chinhphu.vn

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học đã giới thiệu, giải thích rõ về việc cấp Thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Theo đó, người nông dân có nhu cầu học nghề sẽ đăng ký với xã (phù hợp với nhu cầu của vùng đó), trên thẻ sẽ ghi rõ tên người học, số chứng minh thư, năm sinh, hộ khẩu thường trú, nơi phát hành, số tiền học (số tiền này phụ thuộc vào đối tượng đi học ) và series thẻ.

Thẻ học nghề nông nghiệp cũng được chia theo ngành nghề học, thứ nhất là người trực tiếp về sản xuất nông nghiệp, thứ 2 là đối tượng đi học về làm dịch vụ nông nghiệp (mức học phí cũng sẽ khác nhau và sẽ được thể hiện rõ trên thẻ ).

Thời gian học từ 1 đến 3 tháng. Đối tượng lao động nông thôn đủ điều kiện sẽ được cấp 1 thẻ và sẽ xuất trình thẻ này tại cơ sở đào tạo ở địa phương. Các cơ sở này tổng hợp số người học của mình sẽ báo cáo với kho  bạc để nhận tiền và chi trả trong quá trình đào tạo nghề cho đơn vị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp nhu cầu đào tạo trên toàn quốc và giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các địa phương vào tháng 1 hàng năm.

Từ các điểm cầu trực tuyến, các địa phương bày tỏ ý kiến thống nhất cao với quan điểm xây dựng chính sách này của Chính phủ, đồng thời sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để người nông dân sớm được đào tạo nghề đúng bài bản, được hưởng lợi từ Đề án.  

Theo dự thảo Đề án, Nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng mới 30 trung tâm dạy nghề cho các huyện nghèo, 74 trung tâm dạy nghề cho ở các huyện vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc. Hỗ trợ trang bị 1 xe ôtô bán tải, một xe máy công cho 20 trường trung cấp, trung tâm dạy nghề huyện để chuyên chở thiết bị, cán bộ giáo viên đi dạy nghề lưu động. Hoàn thành chỉnh lý, biên soạn 300 chương trình và 300 học liệu trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, tiền ăn, đi lại cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số, tàn tật, người có công để học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho 10.000 người là đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề để xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020.

Từ Lương