• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ĐBQH đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Nhiều đại biểu QH đánh giá cao các giải pháp, cũng như các chỉ số trong Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 và năm 2016 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trong phiên khai mạc QH sáng nay, 20/10.

20/10/2015 20:39
Đại biểu Trần Hoàng Ngân. Ảnh: VGP/Linh Đan.
Bên hành lang QH, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) chia sẻ: Tôi đánh giá cao tình hình thực hiện ngân sách của chúng ta trong năm 2105.

Trong bối cảnh giá dầu trên thế giới giảm rất sâu, từ 100 USD/thùng, xuống còn 50 USD/thùng khiến cho nguồn thu ngân sách thâm hụt tới 32.000 tỉ đồng, nhưng Chính phủ đã tiếp tục cân đối được ngân sách và giữ được bội chi ở mức 5% GDP. Điều đó chứng tỏ, chúng ta đã có sự tập trung tất cả các nguồn thu và kiểm soát được các khoản chi một cách chặt chẽ.

Hơn nữa, chỉ số ICO, chỉ số về hiệu quả trong đầu tư công đã có sự cải thiện rõ nét.

Tổng vốn đầu tư xã hội năm 2015 ở mức 30%, tức hệ số ICO chỉ ở mức 5. So với trước đây là 6,5 thậm chí 8, cho thấy quá trình tái cơ cấu của chúng ta đã đạt kết quả nhất định. Đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã giảm và từ đó làm tăng lưu thông tiền tệ, lưu thông tín dụng, dư nợ tín dụng tăng trở lại tạo vốn đầu tư tăng lên, góp phần tăng trưởng kinh tế, vượt kế hoạch chúng ta đề ra.

Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, khoản nợ công năm 2015 dự kiến ở mức 64% GDP, nhưng đến nay mặc dù thu ngân sách từ dầu thô khó khăn như vậy, nhưng nợ công chỉ ở mức 63,4%; nợ nước ngoài theo dự kiến 42% GDP, tính đến cuối năm nay là 41,5%.

Như vậy, nợ công của chúng ta tuy có tăng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với dự kiến ban đầu. Điều đó cho thấy đã có  sự cải thiện nhất định khi chúng ta có Luật Đầu tư công, cũng như quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả nhất định.

Theo đại biểu Ngân, thành công trong công tác điều hành năm 2015 sẽ giúp chúng ta xây dựng kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2016 với tốc độ tăng trưởng cao hơn 2015 (mức 6,7%), đồng thời kéo giảm bội chi ngân sách, năm 2015 là 5% GDP, năm 2016 là 4,95%.

Đồng tình với cái nhìn thẳng thắn của Chính phủ trong báo cáo về công tác điều hành, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng: Tốc độ tăng trưởng  trong 5 năm qua bị tác động bởi khủng hoảng. Tuy nhiên, với công tác điều hành linh hoạt, kịp thời sửa chữa các tồn tại cũng như đi vào cơ cấu mô hình, cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết đi theo kinh tế thị trường mạnh mẽ… chúng ta đã vượt qua khó khăn, tạo nên những kết quả cho năm cuối của kế hoạch 5 năm.

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: VGP/Linh Đan

Đánh giá về các giải pháp cho 5 năm tới, theo đại biểu Cao Sỹ Kiêm, đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nhưng cũng không ít thuận lợi. Chúng ta đã xây dựng được vị trí, đó là việc ta ký được các hiệp định  FTA, hội nhập sâu hơn, ở tầng cao hơn kể cả đa phương và song phương.

Bên cạnh 8 giải pháp được khái quát khá hệ thống trong báo cáo của Chính phủ đưa ra sáng nay, theo đại biểu Kiêm, để đạt mục tiêu cao hơn nữa, chúng ta cần thêm 3 yếu tố, đó là: Có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Phải cụ thể hóa, minh bạch kịp thời, công khai, dân chủ nhằm tạo nên sức mạnh. Đội ngũ cán bộ cần có hiệu lực hơn, kể cả quản lý và tư duy, phong cách điều hành.

Đó là 3 yếu tố để hỗ trợ cho 8 giải pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu  kế hoạch 5 năm tới mà Chính phủ đặt ra.

Còn theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH Quảng Bình, 8 giải pháp trong báo cáo Chính phủ đưa ra đã phản ánh đầy đủ toàn diện thực tế yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2016. Trong đó nhấn mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế, văn hóa-xã hội. Đặc biệt, báo cáo đã nhấn mạnh đến công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm trong chi tiêu để tăng nguồn thu ngân sách.

Cũng theo đại biểu Phương, trong 14 chỉ tiêu năm 2015, có một chỉ tiêu không đạt, đó là trồng rừng. Điều này phản ánh nhiều nguyên nhân, trong đó có việc công tác quản lý hiện nay trong bảo vệ  rừng còn những điểm chưa chặt chẽ, do vậy lâm tặc, một số người dân đã làm ảnh hưởng đến độ che phủ rừng.

Nguyên nhân thứ hai là do một số công trình thủy điện thực hiện không đúng quy định trong quy hoạch, đó là phải trồng bù rừng đã khai thác, nhưng một số công trình chưa thực hiện.

Thứ ba, hiện nay chính sách trồng rừng còn vướng mắc, đặc biệt với vùng khó khăn, đồi núi trọc người dân vẫn khó khăn trong phát triển rừng. Cuối cùng là do quá trình quản lý của một số địa phương chưa kiên quyết.

Tuy nhiên, đại biểu Phương cho biết, trong các giải pháp, thì quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để phát triển các dự án an sinh xã hội, vấn đề nâng lương cho người lao động.

Linh Đan