• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ĐBQH kỳ vọng vào các thành viên mới của Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội mong muốn tập thể và mỗi thành viên Chính phủ vừa được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm sẽ kế thừa, phát huy được những thành quả của nhiệm kỳ trước, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

09/04/2016 18:40

Tin tưởng và kỳ vọng

Theo đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), việc lựa chọn nhân sự cao cấp đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chuẩn bị chu đáo, do đó ĐBQH rất tin tưởng Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và thành viên Chính phủ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển.

Nhìn nhận về dấu ấn của Chính phủ trong 5 năm qua, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng tập thể Chính phủ đã rất nỗ lực trong triển khai thực hiện ba đột phá chiến lược: Cải cách thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng. Theo ông Tiến, đây chính là tiền đề cho những năm tiếp theo.

“Tôi rất kỳ vọng vào những gương mặt mới của Chính phủ, có khá nhiều người mới, nhưng phần lớn là những người đã từng trải qua, kinh qua nhiều cương vị công tác khác nhau, có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành”, đại biểu Lê Như Tiến nói.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) kỳ vọng với nhiều gương mặt trẻ nhưng đã có kinh nghiệm trong quá trình công tác, các thành viên Chính phủ được Quốc hội phê chuẩn sẽ năng động, tích cực hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành để đưa nền kinh tế ngày càng phát triển ổn định, bền vững; an sinh xã hội được bảo đảm, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn được rút ngắn.

Các ý kiến ĐBQH cũng đề nghị Chính phủ cần hết sức quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn, theo đó cần khắc phục tình trạng làm ăn manh mún, để tránh tình trạng được mùa rớt giá, đồng thời hạn chế việc bà con nông dân bỏ ruộng, bỏ vườn ra thành phố kiếm sống. Chính phủ cần tiếp tục nâng cao đời sống cho người nông dân; ngăn chặn ngay tình trạng thực phẩm bẩn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người dân Việt Nam.

“Hiện nay thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội, do đó Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần nêu cao trách nhiệm hơn nữa; đồng thời có những biện pháp mạnh hơn nữa để răn đe, trong đó cần tăng cường kiểm tra để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân”, đại biểu Trương Thị Ánh (TPHCM) nói.

Chia sẻ kỳ vọng của mình, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho biết: Ông mong muốn có sự phối hợp nhịp nhàng hơn, tốt hơn giữa các thành viên được phân công trách nhiệm từng lĩnh vực, giữa Chính phủ, Quốc hội với Chủ tịch nước.

Sức ép hội nhập và phát triển kinh tế

Đứng trên góc độ của một chuyên gia kinh tế, đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho rằng hơn lúc nào hết, an ninh tài chính phải là nhiệm vụ trọng tâm, phải coi như vấn đề cốt tử đối với nền kinh tế, phải giữ cho được an ninh tài chính, an ninh tiền tệ. Đây chính là điều kiện để phát triển ổn định, phát triển bền vững. Ông Bùi Đức Thụ đề xuất, trong nhiệm kỳ tới Chính phủ phải rà lại chính sách thu chi hợp lý, quản lý chặt chẽ chi ngân sách, cân nhắc hết sức thận trọng trong việc ban hành chính sách mới làm tăng chi ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề xuất Chính phủ cần triển khai ngay những giải pháp để đạt các chỉ tiêu mà Chính phủ nhiệm kỳ trước không đạt được; đồng thời tiếp tục dự đoán tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể. Cùng với đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần linh hoạt để làm tốt các nhóm vấn đề đã kiểm điểm, đặc biệt là nợ công, chi tiêu ngân sách, chính sách đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Còn theo đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM), bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Chính phủ nhiệm kỳ tới sẽ gặp nhiều thách thức.

“Chính phủ nhiệm kỳ qua đã làm được những vấn đề mang tính chất ứng phó linh hoạt tình hình, nhưng cái tồn tại còn lớn, đó là những vấn đề trung và dài hạn, trong đó có vấn đề cơ cấu kinh tế, bài toán nguồn nhân lực, điều đó hiện nay đang đặt ra những thách thức kép”, đại biểu nói.

Còn đại biểu Lê Như Tiến cho rằng, sức ép khi nền kinh tế hội nhập sâu với thế giới, đặc biệt là thực hiện các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như TPP là rất lớn. Điều này đòi hỏi bộ máy của Chính phủ phải có năng lực đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, ứng xử với các tình huống diễn ra hằng ngày và phải rất nhanh, rất nhạy cảm.

“Mỗi thành viên Chính phủ cũng phải phấn đấu để hòa nhập được, hội nhập được với đòi hỏi cao của thế giới”, đại biểu Lê Như Tiến nói.

Xuân Tuyến (tổng hợp)