• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ĐBSCL: Chuyển hóa thách thức thành cơ hội

(Chinhphu.vn) - Để có cơ sở cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo những định hướng lớn phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ các kết quả tổng hợp trên cơ sở các báo cáo tham luận và thảo luận theo chủ đề “ĐBSCL - Chuyển hoá thách thức thành cơ hội”.

27/09/2017 11:31

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 27/9, từ những phân tích, đánh giá toàn diện sau Phiên họp ngày 26/9, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã báo cáo trước Hội nghị của Thủ tướng về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và toàn thể Hội nghị các nội dung về tầm nhìn và quan điểm chỉ đạo; một số nhiệm vụ, giải pháp chiến lược.

ĐBSCL đối mặt với 3 thách thức

Các nhà quản lý, nhà khoa học đã chỉ ra 3 thách thức lớn của ĐBSCL. Đầu tiên, phải kể đến những thách thức từ nội tại khi diện tích đất rừng bị suy giảm, trong đó diện tích đất rừng ngập mặn trong 50 năm qua đã giảm 80%; việc gia tăng thời vụ và sản xuất nông nghiệp quá sức phục hồi của đất. Bên cạnh đó, quy hoạch, đầu tư phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên kết, trong khi ĐBSCL là một thể thống nhất, có gắn kết chặt chẽ với TPHCM và Tiểu vùng Mekong. Vấn đề khai thác quá mức nước ngầm làm mặt đất sụt lún cùng với nước biển dâng đã làm tăng nguy cơ ngập lụt. Phát triển, bố trí các khu dân cư chưa hợp lý cùng với khai thác bùn, cát và thiếu hụt lượng phù sa, bùn cát bổ sung dẫn đến sạt lở.

Nhóm thách thức mang tính khu vực cũng tác động lớn đến ĐBSCL, đặt trong bối cảnh nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn gia tăng mạnh, làm giảm dòng chảy mùa kiệt, giảm lượng phù sa. Lũ nhỏ cùng với triều cường nước biển dâng làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội vùng.

Những thách thức mang tính toàn cầu do BĐKH tác động sâu sắc nhất đến ĐBSCL bởi đây là một châu thổ trẻ, rất mẫn cảm đối với mọi tác động. Đây được xem là đối tượng nghiên cứu tốt nhất trên thế giới về ứng phó với tác động kép, trong đó có BĐKH. Tại ĐBSCL, nước biển dâng, hạn hán gia tăng trong khi khả năng chống chịu của đồng bằng còn thấp; rủi ro do thiên tai, các hiện tượng khí hậu cực đoan (mưa, bão, giông tố, lốc xoáy...) ngày càng khó lường.

Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, phiên thảo luận đã đề xuất những quan điểm chỉ đạo để phát triển bền vững ĐBSCL. Cụ thể, cần phải nhận thức vùng ĐBSCL là một thể thống nhất; quá trình chuyển đổi mô hình phát triển phải được xem xét trong tổng thể chung, trong mối liên kết chặt chẽ với vùng TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trong Tiểu vùng sông Mekong.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, phải lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, trung tâm, làm cơ sở xuyên suốt cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực và theo lưu vực. Coi nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên, bên cạnh nguồn tài nguyên nước ngọt.

Bên cạnh đó, chuyển đổi mô hình phải dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên; phải kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống bản địa.

Cùng với đó, quá trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích ứng với BĐKH nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế carbon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Một vấn đề quan trọng là chuyển đổi mô hình phải bảo đảm tính ổn định, sinh kế của người dân, người dân và doanh nghiệp đóng trung tâm, Nhà nước đóng vai trò định hướng, dẫn dắt.

Đề xuất 9 giải pháp chiến lược

Phiên thảo luận đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, nhà khoa học các tổ chức quốc tế đề xuất các giải pháp để chuyển thách thức thành cơ hội cho sự phát triển của ĐBSCL.

Thứ nhất là rà soát và hoàn thiện đồng bộ chính sách, chiến lược, quy hoạch, thống nhất với đề xuất quy hoạch phân vùng theo 3 vùng sinh thái cùng với các dự án ưu tiên không hối tiếc cho 3 vùng như đề xuất trong Kế hoạch ĐBSCL.

Xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, chủ động sống chung với mặn, hạn như từng sống chung với lũ; tạo chuỗi giá trị khép kín, chủ động từ khâu sản xuất giống, bảo quản chế biến và phân phối. Thay đổi tư duy về an ninh lương thực, tập trung sản xuất lúa gạo.

Giải pháp thứ 2 được đề xuất là đánh giá đầy đủ các tác động đến xã hội, sinh kế người dân, chuẩn bị tốt các điều kiện trong quá trình chuyển đổi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để người dân tham gia một cách tích cực, chủ động, với vai trò là trung tâm của quá trình chuyển đổi.

Thứ ba là giải pháp có ý nghĩa lâu dài, cần đẩy mạnh bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính.

Một giải pháp quan trọng nữa là có cơ chế huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi, ưu tiên nguồn vốn cho các công trình có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh; phục vụ đa mục tiêu, kết hợp giao thông, thủy lợi thông minh, hạn chế tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, các thiên tai liên quan đến nước.

Các đại biểu cũng đề xuất xem xét, thành lập Quỹ phát triển ĐBSCL để đa dạng hoá nguồn lực cho bảo đảm an ninh tài nguyên nước.

Thứ năm là giải pháp về nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu xây dựng đề án với tầm nhìn dài hạn giảm nhẹ các tổn thương tác động từ phía biển, kết hợp đồng bộ giữa giao thông, thuỷ lợi, các kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp công trình cứng (xây đê bao…) và các giải pháp mềm (trồng rừng ngập mặn…).

Thứ sáu, cần đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường bao gồm: Môi trường, biển đảo, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, sụt lún, xói lở, bồi đắp vùng ĐBSCL.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế là một giải pháp quan trọng để huy ứng phó với những thách thức của ĐBSCL, cần xây dựng cơ chế hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đặc biệt là Cao ủy Đồng bằng Hà Lan; tăng cường kết nối, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác quốc tế về phát triển bền vững đồng bằng.

Hai giải pháp cuối cùng là hoàn thiện cơ chế điều phối phát triển vùng và tăng cường công tác truyền thông để tăng cường nhận thức cho người dân vùng ĐBSCL về những cơ hội từ quá trình chuyển đổi mô hình nhằm phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH.

Thu Cúc