• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề án 322 góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(Chinhphu.vn) – Sau 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 322QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng ngàn lượt du học sinh Việt Nam có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học ở những quốc gia phát triển trên thế giới bằng ngân sách Nhà nước.

05/12/2011 14:26

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Qua Đề án Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, chúng ta đã cử 2.000 tiến sĩ, trên 10.000 thạc sĩ đi học ở các nước tiên tiến. Ảnh: Chinhphu.vn

Nhân dịp tổng kết Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" của Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ có cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc thực hiện Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nói trên.

Thưa Phó Thủ tướng, xin ông cho biết mục đích và ý nghĩa của việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước  theo Đề án 322 của Chính phủ trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới, đặc biệt là sau khi có Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Năm 1945, trên 90% dân số Việt Nam không biết chữ, rất ít người có trình độ từ trung cấp đến đại học, trong khi đó, công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Nhận thức được yêu cầu đó, ngay từ năm 1951, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu cử con em Việt Nam sang các nước châu Âu, trước hết là Liên Xô và sau này là các nước Đông Âu để học tập. Từ năm 1951 đến năm 1990, với sự giúp đỡ của các nước XHCN ở Đông Âu, chúng ta cử khoảng 54.000 người học tập, nghiên cứu ở trình độ đại học và sau đại học. Trong đó, ở trình độ sau đại học khoảng 7.000 người, trình độ đại học là 40.000 người, thực tập khoa học là 7.000 người. Đây là lực lượng cán bộ nòng cốt để trở về nước xây dựng ở miền Bắc trước năm 1965 cũng như xây dựng đất nước sau năm 1975.

Năm 1992, Trung ương Đảng chỉ thị tiếp tục đưa con em chúng ta sang học tập ở các nước tiên tiến, với những ngành nghề chúng ta cần mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo. Trước yêu cầu đó, năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 322 về cử các cán bộ Việt Nam học những ngành mà đất nước chúng ta còn thiếu, hoặc trong nước có mà trình độ chưa đạt ở các cơ sở đào tạo nước ngoài đến năm 2005, nhưng chưa có chỉ tiêu cụ thể.

Qua sơ kết, chúng ta nhận thấy việc này cần tiếp tục triển khai theo hướng cụ thể hơn nữa. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 356/QĐ-TTg, thực chất là kéo dài Quyết định 322, nhưng với nội dung cụ thể hơn: mỗi năm cử 400 cán bộ đi học tập ở cơ sở nước ngoài, 200 tiến sĩ, 100 thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học và thực tập sau đại học. Đây là lực lượng rất quan trọng góp phần hiện đại hoá năng lực đào tạo các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước.

Các Đề án 322 và 356 về mặt lý thuyết đã kết thúc tuyển sinh vào năm 2010 nhưng nhiều học viên còn học tập, nghiên cứu tới năm 2014. Như vậy, qua 11 năm, chúng ta dùng ngân sách chủ động cử 2.000 tiến sĩ, trên 10.000 thạc sĩ học tập ở các nước tiên tiến.

Bên cạnh đó, Chính phủ nhận thấy rằng phải tiếp tục nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước, trong đó tập trung vào các trường đại học, các viện nghiên cứu. Thủ tướng đã ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”, xác định đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài, 10.000 tiến sĩ ở trong nước cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, làm nòng cốt cho sự nghiệp hiện đại hóa- công nghiệp hóa đất nước.

Thưa Phó Thủ tướng, trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, vấn đề đào tạo nhân lực chất lượng cao của nước nhà được thể hiện như thế nào?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Qua 36 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quy mô đào tạo đại học trong nước không ngừng tăng lên, chất lượng cũng được từng bước nâng cao. Tuy nhiên, so sánh với các nước tiên tiến, đa số các trường chúng ta chưa đạt yêu cầu về trình độ, năng lực giáo viên, cơ sở vật chất. Vì vậy, đồng bộ với quy hoạch phát triển nhân lực, phải phát triển hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề, hình thành các cơ sở đào tạo trình độ quốc tế.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang xây dựng và chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các trường đại học và dạy nghề cả nước, trong đó xác định sẽ hình thành các cơ sở đào tạo có trình độ quốc tế.

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã quyết định hợp tác với Chính phủ CHLB Đức và Chính phủ Pháp xây dựng 2 đại học xuất sắc theo mô hình quản lý của các nước này, đó là Đại học Việt Đức và Đại học Công nghệ Hà nội. Sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với một số quốc gia phát triển khác để hình thành các cơ sở đại học và dạy nghề chất lượng quốc tế tại Việt Nam.

Để đảm bảo cho việc đào tạo theo trình độ quốc tế, chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Sức mạnh nhân lực của Việt Nam chúng ta là lao động cần cù, thông minh và sáng tạo. Điều này đã được khẳng định khi hàng vạn lưu học sinh Việt Nam đi học nước ngoài từ những năm 1960 đến 1990 của thế kỷ trước được các thầy cô giáo người nước ngoài ( Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc…) đánh giá cao vì khả năng tiếp thu kiến thức thông qua ngoại ngữ. Rõ ràng là ở môi trường phải sử dụng ngoại ngữ thì người Việt Nam  cũng phát huy rất tốt.

Nhưng trên thực tế, việc đào tạo ngoại ngữ trong nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy, theo chỉ đạo của Thủ tướng, 3 năm trước, ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp các cơ quan xây dựng Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy ngoại ngữ ở Việt Nam theo chuẩn mực ngoại ngữ của quốc tế. Đây là lần đầu tiên chúng ta đưa chuẩn quốc tế vào việc dạy ngoại ngữ và ngôn ngữ đầu tiên áp dụng thí điểm ưu tiên cho phương pháp này là tiếng Anh. Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên chúng ta đưa tiếng Anh vào dạy ở lớp 3 theo chuẩn quốc tế ở một số trường thí điểm và sắp tới sẽ thực hiện quyết liệt hơn.

Để làm việc này, phải thống nhất 3 quan điểm.

Một là, các phụ huynh và học sinh phải xác định ngoại ngữ là công cụ để phát triển cho sự nghiệp của mình và đất nước, là công cụ hội nhập.

Hai là, chúng ta học ngoại ngữ để làm việc cho mình, cho đất nước thì phải hướng tới chuẩn mực quốc tế. Và như vậy, giáo viên dạy ngoại ngữ cũng phải phải đạt chuẩn quốc tế. Vừa rồi, chúng ta đánh giá sơ bộ giáo viên tiếng Anh ở một số địa phương, tỉ lệ đạt chuẩn không có nơi nào quá 50%. Đây là một thực tế khách quan mà chúng ta phải nhìn nhận và khắc phục. Hiện nay ngành Giáo dục, các trường sư phạm đã có chương trình bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn trong vòng 1 năm đến 1,5 năm. Chúng ta cũng đã có biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngoại ngữ…

Ba là, phải tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, dạy tiếng nước ngoài. Hiện nay có nhiều nước, nhiều nhà trường trên thế giới sẵn sàng giúp chúng ta, đặc biệt là sử dụng các phương tiện điện tử. Với điều kiện hiện nay, chúng ta không có cách nào bồi dưỡng cho hàng triệu sinh viên đại học hoặc hàng triệu học sinh phổ thông, hàng vạn giáo viên ngoại ngữ đồng thời và ngay lập tức cả. Đến trường phải vừa học vừa làm, mà cách học và làm hiệu quả nhất chính là qua mạng internet. Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có một hệ thống riêng giới thiệu hàng trăm chương trình tự học, bồi dưỡng tiếng Anh qua Internet.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Từ Lương thực hiện