• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề án Ngoại ngữ quốc gia: Tạo động lực cho dạy và học ngoại ngữ

(Chinhphu.vn) - Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị giao ban triển khai thực hiện "Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, giai đoạn 2011-2013" tổ chức tại Đà Nẵng ngày 11/12.

12/12/2013 17:52
Nhiều ý kiến góp ý cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Ảnh VGP/Lưu Hương

Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2011-2013, bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Quản lý Đề án cho biết, sau gần 3 năm triển khai, Đề án đã thu được nhiều kết quả khả quan, thứ hạng về trình độ tiếng Anh của Việt Nam tăng từ bậc 39 lên 28 theo thang điểm quốc tế.

Ý thức dạy-học ngoại ngữ được nâng cao

Đề án đã tạo ra chuyển biến trong nhận thức xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với chất lượng nguồn nhân lực, đối với đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Ý thức dạy-học, tự học, sử dụng ngoại ngữ của giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động được nâng lên rõ rệt.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn thì cho rằng Đề án đã mang lại nguồn sinh khí mới trong công tác giảng dạy và học ngoại ngữ của nhà trường. Đội ngũ giảng viên cũng như sinh viên đã tích cực hơn trong việc tìm tòi, nghiên cứu, trao dồi trình độ ngoại ngữ, coi đây là yếu tố tiên quyết trong hoạt động sư phạm của giảng viên và khả năng tìm kiếm việc làm thành công sau khi ra trường của sinh viên.

Vẫn còn nhiều bất cập

Đại diện Sở GDĐT tỉnh Hà Nam nêu 2 khó khăn mà tỉnh đã gặp khi triển khai Đề án. Thứ nhất, về phía người học, nhất là đối với học sinh ở các vùng nông thôn, miền núi, việc trang bị các thiết bị phụ trợ cho học ngoại ngữ như máy cat-set, máy đĩa tại các gia đình không khả thi. Bên cạnh đó, sau khi học ở trường, các em không có điều kiện để thực hành những kiến thức mình đã được học.

Khó khăn thứ hai, đó là hiện vẫn chưa có phần mềm dạy tiếng Anh chuẩn theo mục tiêu của Đề án đã tạo một sức ép rất lớn dành cho đội ngũ giáo viên trong việc định hướng nội dung giảng dạy.

Bà Đoàn Thị Minh Trinh-Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đề án tại Đại học Quốc gia TPHCM thì cho rằng, thách thức đặt ra trong việc triển khai Đề án đó là, ngoài các trường chuyên ngữ, hầu hết các trường khác vẫn còn mang tâm lý ngoại ngữ là môn phụ, do đó học phần tiếng Anh trong chương trình giảng dạy rất hạn chế, ít được quan tâm đầu tư (thiết dị, bồi dưỡng giảng viên…).

Vấn đề kinh phí, chính sách đãi ngộ, tăng định biên…cũng được nhiều đại biểu đặt ra như là một trong những điều kiện cần điều chỉnh, nhằm khuyến khích đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ.

Sau 3 năm triển khai Đề án, công tác tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức triển khai tại nhiều địa phương, trường đại học, cao đẳng chưa được chú trọng; các đơn vị thiếu thông tin, chưa chủ động tiếp cận các mô hình dạy-học ngoại ngữ hiệu quả trong nước và quốc tế để tham khảo xây dựng mô hình dạy-học ngoại ngữ phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị mình.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh việc triển khai Đề án là rất cần thiết, song không được lấy thời gian và vấn đề giải ngân là mục tiêu. Việc thực hiện Đề án cần phải tuân thủ phương châm “chất lượng-thực chất”.

Do đó, công tác chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về con người, về tài chính rất quan trọng, đồng thời, trong khi thực hiện cần chia lộ trình triển khai cụ thể, đánh giá hiệu quả đạt được theo từng giai đoạn để có sự điều chỉnh phù hợp.

 Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) được ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

                                                                                                Lưu Hương