• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Để công tác Đoàn, Đội không còn là việc phụ

(Chinhphu.vn) - Vai trò của công tác Đoàn, Đội đối với hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cần có sự thay đổi căn bản về tư duy, nhận thức.

25/04/2017 20:46

Những lo ngại về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh phổ thông đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải thay đổi, trong đó cần đặc biệt chú ý đến vai trò của công tác Đoàn, Đội. 

Tuy nhiên, hiện các quy định liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên tổng phụ trách Đội được ban hành ở rất nhiều văn bản khác nhau, thậm chí có những địa phương lại có văn bản riêng. Điều đó dẫn đến cách hiểu, thực hiện khác nhau ở các địa phương từ tuyển dụng đến bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, áp dụng chế độ làm việc chưa phù hợp, khiến nhiều giáo viên sợ làm tổng phụ trách Đội.

Đơn cử như quy định giáo viên tổng phụ trách Đoàn, Đội là những giáo viên trẻ, có khả năng về một số môn nghệ thuật, hoạt động ngoại khóa đã vô tình biến những giáo viên này thành những người không thể thay thế. Bên cạnh đó, chế độ, vị trí công việc khiến nhiều tổng phụ trách đội phải kiêm nhiệm thêm những “việc không tên”.

Những bất cập trên đã được chỉ ra trong cuộc họp chiều 25/4 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với Bộ GD&ĐT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một số bộ, ngành liên quan về đổi mới công tác Đoàn, Đội trong trường học.

Phó Thủ tướng cho rằng phải đánh giá thẳng thắn, đúng thực tế của công tác Đoàn, Đội trong các hoạt động giáo dục đạo đức học đường, lối sống, kỹ năng sống của học sinh. Từ đó xác định yêu cầu mới về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ ;rất cụ thể của giáo viên phụ trách Đoàn, Đội thay cho những quy định cứng về độ tuổi, năng khiếu, chế độ, môi trường làm việc… tại từng cấp học.

Đặc biệt, cần phải đổi mới nhận thức tất cả các cấp, đặc biệt là hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường, về vấn đề này từ đó tạo chuyển biến trong tổ chức thực hiện, khắc phục bất cập quy định về sinh hoạt Đoàn, Đội trong trường học.

Bên cạnh đó, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, dành một phần quan trọng cho các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường, giúp đỡ người gặp khó khăn, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm sáng tạo, phát triển năng khiếu… trong đó có vai trò rất quan trọng của giáo viên tổng phụ trách Đội khi tổ chức, kết nối, triển khai các hoạt động cụ thể.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD&ĐT phải khẩn trương nghiên cứu, ban hành văn bản pháp điển hóa toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc hiện hành của giáo viên phụ trách Đoàn, Đội trong trường học. Đồng thời phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các bộ ngành liên quan để đưa thêm tinh thần mới, yêu cầu mới đối với công tác Đoàn, Đội trong trường học; chức năng, vị trí của giáo viên phụ trách Đoàn, Đội… theo tinh thần của Nghị quyết 29, và những yêu cầu về phẩm chất của học sinh nêu trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây phải được coi là nội dung rất quan trọng trong đổi mới giáo dục bên cạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, đánh giá, thi cử…

Minh Khôi