• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Để kinh tế phát triển đúng đắn, đừng dùng 'chùa' sản phẩm

(Chinhphu.vn) - Trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) được đánh giá là một trong các cam kết quan trọng cả về chính trị, kinh tế… góp phần phát triển đất nước, nâng cao chất lượng sống của các quốc gia trong nội khối.

23/03/2016 15:19
Toạ đàm trực tuyến với chủ đề: “Sở hữu trí tuệ trong TPP”. 
Ngày 23/3, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Sở hữu trí tuệ trong TPP”.

Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chia sẻ: Đàm phán SHTT luôn là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất của các bên tham gia.

Bản chất của vấn đề là bên sáng tác thì bảo vệ quyền sở hữu sản phẩm mình tạo ra, nhưng thường thì sản phẩm đó được sinh ra không chỉ phục vụ cá nhân người sáng tác, mà còn phục vụ cả cộng đồng. Cộng đồng có nhu cầu tiếp cận sử dụng, người sáng tác muốn sở hữu sản phẩm của mình, nên quá trình đàm phán phải cân đối hai việc đó.

Ông Trần Quốc Khánh dẫn ví dụ: Khó khăn nhất trong đàm phán TPP về bảo hộ bản quyền là vấn đề thời gian bảo hộ trong dược phẩm.

Lúc đầu, Mỹ và nhiều nước nắm các thành tựu y học lớn yêu cầu bảo hộ bản quyền trong 12 năm. Sau khi thương thảo theo luật chung của WTO thì thời gian bảo hộ trung bình chỉ khoảng 5 năm. Cuối cùng, Mỹ và Canada đồng ý với việc hạ thời gian bảo hộ là 8 năm.

Đây cũng là một bước để những nước còn yếu hơn về công nghệ dược có thể sớm tiếp cận được với những biệt dược của các nước tiên tiến.

Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) cho biết, về lĩnh vực quyền tác giả, đến nay thực thi quyền SHTT đã được khoảng 10 năm: “Hiện chúng tôi đang hoàn thiện khung pháp luật bằng việc rà soát và đánh giá tổng thể để cập nhật nội dung mà chưa có quy định. Cục cũng dự kiến xây dựng dự thảo Luật Quyền tác giả. Đây là luật độc lập với Luật SHTT đúng theo thông lệ quốc tế”.

Cũng theo ông Hùng, từ khi áp dụng thực thi quyền SHTT đến nay, cùng với áp lực hội nhập đã tạo ra “cú hích” đối với ngành văn hóa nói chung và trong lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh nói riêng: “Dấu ấn quyền tác giả trong TPP rất mạnh, vì quyền này không chỉ được bảo hộ trong nước mà cả quốc tế, nên việc thực thi rất quan trọng. Chúng tôi đang làm mạnh hơn nữa công tác thực thi quyền này”.

Dẫn câu chuyện trong ngành dược phẩm, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Traphaco cho biết, doanh nghiệp cũng đang rất mong chờ công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả được làm mạnh mẽ hơn nữa.

Bà Thuận nêu câu chuyện: “Sản phẩm Boganic của chúng tôi khi bắt đầu có tên tuổi trên thị trường thì ngay lập tức có sản phẩm mang thương hiệu “Boga.ic” ra đời. Chỉ khác nhau một dấu chấm ở mẫu mã sản phẩm thôi, chứ công thức hầu như giống y hệt. Nhưng chúng tôi cũng khó kiện, bởi họ bảo có làm giống y hệt đâu mà gọi là vi phạm bản quyền...”.

Để chủ động hội nhập và tiếp cận được với những sản phẩm về dược phẩm tiên tiến trong bối cảnh yêu cầu bảo hộ SHTT của TPP, bà Thuận cho biết, Traphaco đang xây dựng một nhà máy tiên tiến để đáp ứng việc chuyển giao công nghệ, tiếp cận ngay với những sản phẩm hết hạn bảo hộ để sản xuất trong nước, giảm giá thành tối đa cho người tiêu dùng.

Cùng với đó, đơn vị này đang xây dựng các vùng dược liệu riêng để tiến hành nghiên cứu các sản phẩm có thể bào chế trong nước và tiến hành xác lập quyền SHTT với các sản phẩm này.

Đứng trước áp lực hội nhập, cả người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đều phải vận động nhanh hơn để có thể thích ứng với môi trường mới.

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chia sẻ: Nhân lực và nguồn lực của Cục hiện nay không thể đáp ứng được việc công nhận SHTT khi hồ sơ mỗi năm “đổ về” thường tăng từ 10% đến 15%.

“Tuy nhiên, bằng mọi cách vận dụng và tăng cường nguồn lực, chúng tôi vẫn cố gắng bảo đảm tiến độ công việc. Nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý về công tác SHTT trong thời gian tới khi cộng đồng chung sẽ tiến tới bảo hộ cả âm thanh, mùi vị. Đây là những bảo hộ rất mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm khi tham gia thị trường lớn như TPP”, ông Lâm lưu ý.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, chúng ta đang trong quá trình hài hòa hóa SHTT trong nước và nước ngoài, nên việc tăng cường truyền thông rất quan trọng.

“Người dân và doanh nghiệp phải nhận thức rằng, muốn tiến vào nền kinh tế tri thức mà không tôn trọng sản phẩm tri thức thì ko có cách nào khuyến khích sáng tạo và phát triển.

Để nền kinh tế thị trường phát triển đúng đắn thì toàn dân và doanh nghiệp đừng dùng “chùa” các bộ phim, bản nhạc, quyển sách của các tác giả. Phải coi đó là sản phẩm trí tuệ và có thái độ đúng đắn với các sản phẩm ấy thì đất nước mới phát triển được”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Đỗ Hương