• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Để lớp học vùng cao rộn vang tiếng cô trò

(Chinhphu.vn) - Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, với những chính sách hỗ trợ đặc thù, đời sống kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những thay đổi đáng kể. Trong lĩnh vực giáo dục, có thể nói, những chính sách hỗ trợ và sự triển khai hiệu quả các chính sách này đã mang lại một diện mạo mới cho giáo dục vùng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, thách thức trong thời đại công nghệ số cũng như tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường, đòi hỏi những biện pháp kịp thời để đảm bảo công bằng trong giáo dục giữa các vùng miền.

13/02/2021 14:44

Bài 1: Diện mạo mới của giáo dục vùng cao

Chúng tôi nhận thấy những chuyển biến đáng kể của giáo dục vùng cao trong chuyến công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 110 km, với địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn và thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù vậy, chất lượng giáo dục tại đây đang từng bước được nâng cao do hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng, sự tâm huyết của các giáo viên bám trường, bám bản và sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức của phụ huynh và học sinh.

Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cùng những chính sách đặc thù

Tới thăm điểm trường Coóc Soọc của Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Pố Lồ (thôn Coóc Soọc, xã Pố Lồ), trước mắt chúng tôi là những phòng học, nhà ở nội trú khang trang với đầy đủ đồ dùng, thiết bị phục vụ cho việc học cũng như sinh hoạt của các em học sinh.

Cơ sở vật chất khang trang tại điểm trường Coóc Soọc. Ảnh: VGP

Cô Hoàng Thị Tuyến – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Vài năm trở lại đây, cơ sở vật chất của trường được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng, khang trang hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, theo Nghị định 116 của Chính Phủ, các trường PTDTBT hiện nay vẫn đang duy trì chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú mỗi tháng 596.000 đồng và 15 kg gạo. Các em được tạo điều kiện học bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6.”

Với địa hình nhiều núi dốc, đường đất, vào mùa mưa dễ trơn trượt, sạt lở, con đường tới trường của học sinh nơi đây rất khó khăn. Việc hỗ trợ ăn trưa không chỉ góp phần huy động số trẻ em, học sinh ra lớp đúng độ tuổi, tăng tỉ lệ chuyên cần, duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp học, mà còn cải thiện được dinh dưỡng, phát triển thể lực cho trẻ em, học sinh vùng đặc biệt khó khăn của cả nước.


Phòng ngủ cho học sinh bán trú. Ảnh VGP

Bên cạnh đó, số lượng giáo viên ở các điểm trường được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu dạy học theo quy định và chăm lo cho học sinh ở bán trú tại các đơn vị trường. Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện, các trường đều có nhà lưu trú cho giáo viên kể cả trường chính, trường lẻ. Huyện Hoàng Su Phì đã dồn được một số điểm trường lẻ về trường chính để thành lập các trường bán trú, giải quyết khó khăn ở điểm trường và nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ duy trì sĩ số tới nâng cao chất lượng giáo dục

Có thể nói, chìa khóa để nâng cao chất lượng đào tạo ở vùng cao là duy trì sĩ số. Trước đây, bên cạnh công tác chuyên môn, các thầy cô giáo vùng cao còn phải dành nhiều thời gian cho việc vận động học sinh tới trường. Nguyên nhân vắng mặt, bỏ học của các em có thể là do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình hay điều kiện giao thông không thuận lợi gây nhiều trở ngại cho các em tới lớp… Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề giữ chân học sinh tại các điểm trường đã không còn đáng lo ngại.

Sự thay đổi này có được là nhờ nỗ lực của chính các thầy cô giáo, cán bộ ngành giáo dục và chính quyền địa phương trong việc vận động, tuyên truyền bà con đưa con em tới trường cùng với những chính sách hỗ trợ hiệu quả.

“Cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc mạnh mẽ, chỉ đạo cho các thôn, bí thư chi bộ, trưởng thôn. Tại các buổi họp thôn đều có cán bộ của xã xuống họp cùng với dân để tuyên truyền, vận động cùng với Nhà trường,”, cô Hoàng Thị Tuyến, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Pố Lồ cho biết.

Việc hỗ trợ ăn trưa giúp cải thiện được dinh dưỡng, phát triển thể lực cho trẻ em, học sinh vùng đặc biệt khó khăn của cả nước. Ảnh: VGP

Trong năm 2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có những giai đoạn các địa phương phải cho học sinh nghỉ học. Công tác vận động học sinh tới trường sau thời gian nghỉ học của các đơn vị trường trên địa bàn huyện được thực hiện tương đốt tốt. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương cùng tham gia vận động học sinh đi học trở lại và thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, chống lưu ban, bỏ học. Do đó, sau các đợt nghỉ phòng chống dịch hoặc nghỉ tránh rét, số lượng học sinh đi học trở lại đạt trên 95%.

Ngay cả những điểm trường khó khăn nhất như Túng Quá Lìn xã Túng Sán, sĩ số học sinh cũng luôn được bảo đảm. Thầy Sin Bảo Quyết, giáo viên điểm trường Túng Quá Lìn, xã Túng Sán chia sẻ: “Để duy trì bảm bảo sĩ số cho học sinh, thầy cô thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm để đầu tư vật chất, kinh phí như Dự án nuôi cơm ở điểm trường, đã thu hút được nhiều học sinh, duy trì được sĩ số do đó các thầy cô cũng đỡ vất vả trong việc vận động và dành nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn.”

Phòng GD&ĐT huyện cũng chỉ đạo sát sao các nhà trường thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy của cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao chất lượng và rèn nền nếp học sinh, nền nếp lớp học. Theo Báo cáo Đánh giá thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học học kỳ I và phương hướng học kỳ II năm học 2020-2021 của Phòng GD&ĐT huyện Hoàng Su Phì, 100% giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã tích cực rèn nền nếp lớp học và cách trình bày vở viết của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường, hội thảo, tập huấn cấp huyện thường xuyên được tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Thay đổi trong nhận thức                                                                                              

Nhìn thấy những ngôi trường khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đời sống con em đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phụ huynh học sinh nơi đây cũng thay đổi rõ rệt nhận thức và thái độ đối với việc đưa trẻ tới trường.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoàng Su Phì, cho biết, nhận thức của phụ huynh trên địa bàn đã thay đổi nhiều, dù vất vả họ cũng cố gắng đưa con em đến trường. “Theo quy định, trên 3 km với tiểu học, 5 km với trung học cơ sở thì học sinh mới được học bán trú, nhưng nhiều phụ huynh nhà gần (từ 2 đến 2,5 km) sẵn sàng đóng tiền theo quy định để con được học bán trú, để được gần thầy cô và học được những điều tốt nhất. Ngành giáo dục cũng vận động các trường nếu đảm bảo được cơ sở vật chất, chỗ ăn nghỉ thì cũng tiếp nhận các cháu”.

Phụ huynh vượt đường xa, thời tiết khắc nghiệt để đưa con đến trường. Ảnh VGP

Tại điểm trường Coóc Soọc của Trường PTDTBT Tiểu học Pố Lồ có 130 học sinh, 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số, trong đó có 7 em dân tộc Mông còn lại là dân tộc Nùng. Cô Hoàng Thị Tuyến, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ rằng, nhờ có sự tuyên truyền mạnh mẽ nên nhận thức của phụ huynh thay đổi rất nhiều. Nhiều học sinh trong thôn giờ đã trở thành cán bộ xã, làm công nhân tại các thành phố, góp phần xây dựng quê hương nên phụ huynh đã có cái nhìn khác về tầm quan trọng của giáo dục.

“Bây giờ phụ huynh họ rất quan tâm tới việc học của con em. Ví dụ như mình gọi đi họp phụ huynh, phụ huynh đi hết, tham gia đầy đủ. Tuy điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng họ cũng cố gắng hết sức có thể để hỗ trợ trường cũng như các thầy cô giáo với mong muốn con em họ có ‘cái chữ’. Không có tiền thì họ góp công, góp sức, góp đất. Hai lớp học xây thêm của điểm trường Coóc Soọc là do phụ huynh góp đất, góp công xây dựng…”, cô Hoàng Thị Tuyến cho biết.

 Trần Tiệp-Nguyễn Toàn

Bài 2: Giảm khoảng cách số trong giáo dục giữa các vùng miền