• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề nghị giải đáp về trợ cấp tham gia kháng chiến

(Chinhphu.vn) – Trong tuần qua, một số thắc mắc của công dân về việc tính hưởng trợ cấp đối với thời gian hoạt động cách mạng hay chế độ đối với thương binh, bệnh binh đã được Cổng TTĐT Chính phủ chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và trả lời.

28/09/2012 17:51

Trợ cấp tham gia kháng chiến

Ông Vương Văn Định (tỉnh Lai Châu, thuyvuong.lc@...) nhập ngũ tháng 6/1977, xuất ngũ tháng 11/1989. Từ tháng 6/1994 đến năm 1999 và từ năm 2004 đến nay, ông Định được cử làm Trưởng thôn Vàng Khôn. Trong hai nhiệm kỳ làm trưởng thôn ông Định đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ông Định muốn biết mình có được cộng nối một trong hai nhiệm kỳ làm trưởng thôn với thời gian công tác trong quân đội để hưởng trợ cấp hàng tháng không hay chỉ được tính thời gian trong quân đội để hưởng trợ cấp một lần?

Trường hợp của ông Đào Công Hưng (tỉnh Bắc Giang, email: phuonganh.anh8@...) có bố đẻ là Đào Văn Cúc (đã chết năm 1998) được UBND tỉnh Bắc Giang chứng nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa. Tuy nhiên, từ khi được chứng nhận (năm 2004) đến nay gia đình ông Hưng vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi nào. Ông Hưng đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ, chính sách cho gia đình ông.

Liên quan đến chế độ với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ông Trần Ngọc Điến (tỉnh Nam Định, email: trangia91@...)   đã làm hồ sơ gửi UBND xã Yên Lương từ năm 2009 đề nghị được hưởng chế độ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông Điến nhập ngũ năm 1969 và tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ là vùng bị nhiễm chất độc hóa học. Năm 1976, ông Điến xuất ngũ về địa phương nhưng mọi giấy tờ liên quan đến quá trình kháng chiến của ông đều bị mất, hiện chỉ còn lại Huân, Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất. Năm 2007, ông Điến được đơn vị cũ xác nhận quá trình tham gia kháng chiến tại khu vực nhiễm chất độc hóa học.

Thắc mắc về việc hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ là nội dung thư của ông Nguyễn Văn Thắng (tỉnh Phú Thọ, kimhoapt1990@...). Ông Thắng nhập ngũ tháng 3/1986 tại Sư đoàn F356 và đã trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới. Tháng 11/1987 ông Thắng xuất ngũ và về công tác tại huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Năm 2006 ông Thắng nghỉ chế độ theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

Ông Thắng muốn được biết, thời gian ông phục vụ trong quân đội có được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ không? Các trường hợp đã hưởng chế độ theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP có thuộc đối tượng áp dụng quy định của Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg không?

Chế độ với thương binh, bệnh binh

Ông Nguyễn Văn Tính (tỉnh Quảng Trị, email: nguyentjen@...) tham gia lực lượng dân quân từ năm 1950. Năm 1968, ông bị thương khi đang đào công sự. Năm 1997, ông Tính đã làm hồ sơ đề nghị được giám định thương tật. Tuy nhiên hồ sơ của ông Tính bị trả lại do ông ghi nhầm ngày sinh. Năm 2001, ông Tính đã có đơn xin làm lại hồ sơ nhưng không được giải quyết. Ông Tính đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trường hợp của ông.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, đại biểu HĐND phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; (email: vinhphuc1953@...) phản ánh: Tổ 2 thuộc Tổ Đại biểu HĐND phường Phú Thủy nhận được đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Tâm ở khu phố 3, phường Phú Thủy với nội dung đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết cho bà Tâm được hưởng chế độ thương binh và chế độ mất sức lao động. Ông Phúc đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, giải quyết và trả lời bằng văn bản để Tổ 2 có căn cứ trả lời cử tri theo đúng quy định.

Trường hợp bà Lê Thị Sang (tỉnh Ninh Thuận, email: anhsang_8485@...) có bố đẻ là con độc nhất của hai liệt sỹ. Hàng năm, bố đẻ bà chỉ được nhận tiền quà 400.000 đồng của Chủ tịch nước vào ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, ngoài ra không được hưởng chế độ nào khác. Bà Sang muốn được biết trường hợp bố của bà có được hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sỹ không và ông có được truy lĩnh số tiền trợ cấp con liệt sỹ từ năm 1 tuổi đến năm 18 tuổi không?

Gửi thư đến Cổng TTĐT Chính phủ, ông Phan Cao Khang (tỉnh Hà Tĩnh, email: phantrucbe@...) phản ánh: Bố ông Khang bị thương khi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và đã được cấp giấy chứng nhận thương binh. Mẹ ông Khang cũng là bệnh binh. Tuy nhiên, do thiên tai, bố mẹ của ông Khang đều bị mất hết giấy tờ. Năm 2001, bố ông Khang tìm về đơn vị cũ để xin cấp lại các giấy tờ liên quan nhưng hồ sơ của ông đã bị cháy hết. Đến nay, bố mẹ ông Khang đều không được hưởng chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chính sách với thương, bệnh binh. Ông Khang đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn thủ tục để bố mẹ ông được hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan chức năng.

 Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân