• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề nghị xây dựng Chương trình hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Việt Nam, Nhật Bản

(Chinhphu.vn) – Phát biểu tại Hội thảo kinh tế cấp cao nhân kỷ niệm 50 năm Việt Nam-Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/3, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị xây dựng Chương trình hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của hai nước, trong đó, tập trung vào 3 vấn đề: Chuyển đổi số, phát triển công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực.

07/03/2023 14:27
Đề nghị xây dựng Chương trình hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Việt Nam – Nhật Bản - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định các DNNVV của Nhật Bản có rất nhiều tiềm năng, dư địa và lợi thế để hợp tác với các DNNVV của Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Xí nghiệp nhỏ và vừa của Nhật có năng lực rất tốt, nhiều kinh nghiệm và công nghệ cao trong khi Việt Nam có nguồn nhân lực, lao động dồi dào. Dựa trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp của hai nước và sự hỗ trợ của hai Chính phủ, khu vực DNNVV của hai bên hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau về chuyển đổi số, phát triển công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực.

Theo Bộ trưởng, 3 nội dung trên cũng nằm trong giai đoạn 8 của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhưng thời gian tới cần cụ thể, sâu sắc hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh mới.

Khởi xướng từ tháng 4/2003, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản là sự hợp tác đặc biệt giữa Chính phủ hai nước. Trải qua 20 năm triển khai và đến giai đoạn thứ 8, có 497/594 hạng mục trong Sáng kiến đã được hoàn thành tốt và đúng tiến độ, chiếm 84% tổng số hạng mục hai bên thực hiện.

Sáng kiến được đánh giá là một trong những kênh đối thoại hiệu quả, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản yên tâm đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Để phát huy hơn nữa vai trò của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất một số vấn đề.

Một là, với mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam đang chú trọng tới việc ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Trong hành trình đó, Việt Nam mong muốn nhận được sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm năng và phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

Hai là, trong thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản không chỉ là kênh đối thoại giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản, mà thông qua đó, phía Nhật Bản sẽ tham gia sâu hơn vào quá trình tham mưu, đề xuất việc xây dựng chính sách của Việt Nam, tập trung vào các nhóm vấn đề chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo....

Ba là, trong 8 giai đoạn vừa qua, đã có nhóm công tác tập trung phát triển năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam như nhóm công tác về lao động hay công nghiệp hỗ trợ. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị trong các giai đoạn tới, phía Nhật Bản cần có giải pháp cụ thể hơn nữa và bổ sung nguồn lực để tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực và sức cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả hợp tác đầu tư thông qua các đề án, chương trình cụ thể. Bộ KHĐT kiến nghị xây dựng Chương trình DNNVV Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực: Chuyển đổi số; phát triển công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nhân lực.

Bốn là, bên cạnh việc tham gia vào quá trình xây dựng, hoạch định chính sách, phía Nhật Bản sẽ tăng cường và tham gia sâu vào quá trình triển khai các cơ chế chính sách; đề nghị các nhóm công tác phía Nhật Bản phối hợp với các bộ ngành liên quan của Việt Nam và các địa phương nghiên cứu triển khai, có thể thông qua việc đề nghị Chính phủ Nhật Bản đưa ra các gói hỗ trợ phù hợp (gói viện trợ không hoàn lại) để có chương trình hành động và đề án cụ thể nhằm hiện thực hóa các ý tưởng và kế hoạch đề ra. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các nhóm kỹ thuật phía Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục trao đổi, thống nhất để báo cáo lãnh đạo hai bên xem xét nội dung của giai đoạn tiếp theo.

"Bộ KH&ĐT cùng các bộ, ngành sẽ tiếp tục đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đem lại hiệu quả hợp tác đầu tư cho cả hai bên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, làm sâu sắc hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản, vì sự thịnh vượng chung của hai dân tộc", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ./.

Minh Ngọc