• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non.

07/02/2024 13:47
Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non- Ảnh 1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chương trình giáo dục mầm non 2009 (được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2016 và năm 2020) đã triển khai được 14 năm (từ 2009 đến 2023). Theo báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá về chương trình và việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non (vào các năm 2016, 2020 và 2021) cho thấy chương trình giáo dục mầm non hiện hành có nhiều ưu điểm.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Chưa quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay và tương lai trong xu thế phát triển của thời đại và hội nhập quốc tế như: giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, công nghệ số, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu/dịch bệnh… đặc biệt là chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29/NQ-TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Để khắc phục những hạn chế của Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) hiện hành, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29/NQ-TW, yêu cầu về Chương trình giáo dục mầm non được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, quy định về quyền trẻ em tại Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 và những cam kết thực hiện các công ước quốc tế của Chính phủ, việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non là hết sức cần thiết.

Để thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục mầm non cần có nguồn lực để đảm bảo các yêu cầu về đội ngũ, cơ sở vật chất; cần phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền của gia đình, cộng đồng xã hội và cả hệ thống chính trị, bởi vậy cần có Nghị quyết Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non để có căn cứ huy động các nguồn lực và sự tham gia, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện đổi mới chương trình GDMN, để Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Mục tiêu đổi mới

Theo dự thảo, đổi mới chương trình giáo dục mầm non nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non; phát triển toàn diện trẻ em mầm non về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp một, đặt nền móng cho việc hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

Yêu cầu đổi mới là kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình Giáo dục mầm non hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực trẻ em theo định hướng tình cảm xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em mầm non;

Khắc phục những hạn chế, bất cập trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành; giảm áp lực về thời gian làm việc của giáo viên mầm non, đồng thời đảm bảo chế độ sinh hoạt của trẻ em mầm non;

Nhiều nội dung đổi mới

Dự thảo đề xuất những nội dung đổi mới gồm: Tiếp cận năng lực định hướng tình cảm- xã hội. Chương trình được đổi mới theo tiếp cận năng lực hướng đến hình thành các giá trị cốt lõi và năng lực chung, dựa trên trục tình cảm-xã hội. Tiếp cận năng lực được thể hiện qua mục tiêu, nội dung của Chương trình và kết quả mong đợi ở từng lĩnh vực; định hướng phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ; được thống nhất phối hợp thực hiện giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Tiếp cận dựa trên Quyền trẻ em; quan tâm thể hiện quan điểm tiếp cận hoà nhập, công bằng, bình đẳng và tôn trọng trẻ, vấn đề giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt, vấn đề phát triển ngôn ngữ (lưu ý tiếng mẹ đẻ) trong xây dựng và phát triển Chương trình GDMN;

Khẳng định mạnh mẽ hơn quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, xem trẻ em là chủ thể trong hoạt động và giao tiếp, trẻ chủ động học qua chơi và trải nghiệm, nhà giáo dục là "người hỗ trợ trẻ em phát triển liên tục".

Liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục mới. Cập nhật các nội dung, phương pháp, vấn đề hiện đại, hội nhập quốc tế về quan điểm xây dựng chương trình, quan tâm các vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay và tương lai trong xu thế phát triển của thời đại; tiếp cận với Chương trình GDMN tiên tiến trong khu vực và quốc tế, tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Tăng cường tính "mở" của Chương trình. Chương trình trao quyền nhiều hơn cho nhà trường trong phát triển Chương trình Giáo dục, tăng cường quyền và năng lực tự chủ trong phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục.

Đồng thời bổ sung quy định về các điều kiện bảo đảm thực hiện Chương trình GDMN mới, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng. Gia đình là một đối tác quan trọng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, mọi vấn đề trong giáo dục trẻ em cần và phải thu hút, huy động sự tham gia của gia đình vào cùng giải quyết với nhà trường. Yêu cầu thực hiện Chương trình làm cơ sở để các địa phương và nhà trường có chính sách huy động nguồn lực, sao cho vừa bảo đảm trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo nhu cầu phát triển, vừa bảo đảm quyền trẻ em và bảo đảm quyền của cán bộ quản lý và giáo viên theo Luật Lao động.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh