Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ |
Trong khi đó, cà phê, gạo và nhiều sản phẩm nông sản khác, dù có lượng xuất khẩu không nhỏ nhưng vẫn nằm trong thế bấp bênh do thiếu thông tin, cơ chế giao dịch để kết nối cung-cầu hiệu quả.
Mặc dù chúng ta đã có Sàn giao dịch điều Bình Phước, Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ nhưng tất cả đều không phát huy hiệu quả dù Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
“Nhiều ý kiến cho rằng nông dân không mặn mà với cách thức mua bán của sàn giao dịch vì họ chỉ quen với cách thức giao dịch truyền thống. Tôi nghĩ đó chỉ là một khía cạnh, còn phần chủ yếu do chúng ta chưa tạo ra đúng định chế theo cơ chế thị trường. Nhiều sàn giao dịch bị trói buộc trong những quy định rất lạ so với thông lệ quốc tế khiến cho chúng ta khó hội nhập”, đại biểu nêu ý kiến.
Vì vậy đã đến lúc phải tìm những chuyên gia giỏi về sàn giao dịch hàng hóa để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền, giúp người nông dân có chỗ đứng minh bạch để quyết định, công khai giá cả cho sản phẩm của mình.
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ bày tỏ đồng tình với phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam 2014 cho rằng CNTT là động lực của động lực. Tất cả những động lực mà mọi người đều nói sẽ không thể như nó vốn có nếu không có CNTT.
Cũng nhờ đó, từ người nông dân đến người làm khoa học, từ người có điều kiện về vật chất, giáo dục đến những cháu bé bị khuyết tật đều có thể tìm thấy cơ hội của mình. Những quốc gia đã rất phát triển về KHCN hay đang phát triển và còn rất nghèo đều có thể bằng CNTT để nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.
“Tôi tin với sự chỉ đạo và tư duy định hướng sâu sắc này, sàn giao dịch nông sản điện tử Việt Nam có chất lượng sẽ sớm được ra đời để nông sản Việt Nam được khẳng định và phát triển trên thị trường thế giới, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thương mại thời kỳ mới”, đại biểu nói.
Minh Khôi