• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Để Tân Sơn Nhất hết cảnh 'bát nháo': Cần một giải pháp căn cơ, đột phá, tránh bị co kéo bởi lợi ích trước mắt

(Chinhphu.vn) - Theo các chuyên gia, cần tổ chức lại việc quản lý sân bay Tân Sơn Nhất với một hội đồng quản trị sân bay, trong đó có sự tham gia của Trung ương và TPHCM. TPHCM có quyền hạn trong hội đồng này, nếu cần hỗ trợ cho sân bay thì TPHCM sẽ góp phần để giải quyết vấn đề.

25/08/2022 09:34
Để Tân Sơn Nhất không còn cảnh 'bát nháo': Cần có một công ty quản lý sân bay - Ảnh 1.

Theo chuyên gia, sân bay Tân Sơn Nhất cần được một công ty quản lý để chấm dứt tình trạng lộn xộn như hiện nay - Ảnh: VGP/Anh Thơ

Thời gian qua, tình trạng xe taxi chèo kéo, ép giá hành khách, gây ra lộn xộn, "bát nháo" tại sân bay Tân Sơn Nhất đã gây bức xúc dư luận, tạo hình ảnh không đẹp về Thành phố trong mắt du khách.

Trước những phản ánh của hành khách, ngày 27/7, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã có chuyến thị sát tình hình khách đi/đến cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và hoạt động đón, trả khách ở nhà giữ xe TCP. Sau khi khảo sát, Thứ trưởng yêu cầu nhà giữ xe TCP ngừng đưa xe công nghệ vào đón khách từ tầng 3 đến tầng 5.

Ông Lê Anh Tuấn cũng yêu cầu các đơn vị như Cảng vụ Hàng không miền Nam, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất xây dựng giải pháp đồng bộ để giải tỏa tình trạng ùn tắc, bảo đảm an toàn, trật tự, bảo đảm cho hành khách đón xe rời sân bay thuận lợi; xử lý nghiêm tình trạng xe công nghệ, xe dù chèo kéo khách, làm giá, gây mất trật tự.

Ngày 9/8, ông Lê Anh Tuấn ký văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Sở GTVT TPHCM về tăng cường phối hợp tổ chức giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất, tiếp tục chỉ đạo các giải pháp.

Sau khi có chỉ đạo của Bộ GTVT, Sở GTVT TPHCM đã rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông hợp lý trên các tuyến đường xung quanh sân bay; điều chỉnh tuyến xe buýt kết nối ga quốc nội và bố trí điểm đón, trả khách tại làn A, làn B ga quốc nội, gần vị trí khách ra vào để dễ tiếp cận, đồng thời tiếp tục tổ chức tuyến xe buýt 109 và các tuyến buýt khác kết nối với sân bay.

Mới đây, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng ban hành quy định mới về tổ chức, quản lý hoạt động khai thác, vận tải hành khách bằng ô tô tại sân bay, áp dụng với taxi, xe hợp đồng và xe buýt.

Theo đó, khi nhân viên tại quầy, điều hành và lái xe vi phạm, Cảng sẽ lập biên bản gửi về doanh nghiệp, hợp tác xã. Các doanh nghiệp phải xử lý và có văn bản phản hồi về Cảng. Cá nhân vi phạm, đã bị tạm ngưng hoạt động lần 1, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị xem xét đình chỉ hoạt động tại Cảng.

Các tài xế bị cấm thỏa thuận với hành khách để cung cấp các dịch vụ không thực hiện trên ứng dụng Grab; không được thu tiền dịch vụ dừng đỗ quá mức quy định; không được yêu cầu hành khách xuống xe giữa đường mà không có lý do hợp lý; không được bỏ xe, chào mời, chèo kéo, tranh giành khách... Lái xe từ chối vận chuyển khách đến lần thứ 3 sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Với các doanh nghiệp, sẽ xử lý vi phạm theo số lượng lỗi. Trong đó, vi phạm lần 1 sẽ phải tạm ngưng hoạt động 3 ngày, lần 2 tạm ngưng hoạt động trong 5 ngày và vi phạm lần 3 sẽ xem xét, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. 

Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh ký hợp đồng làm việc với Cảng mới được hoạt động khai thác vận tải hành khách tại Cảng.

Tuy nhiên, đến nay, theo ghi nhận, tình trạng trên chưa được cải thiện nhiều so với trước.

Để Tân Sơn Nhất không còn cảnh 'bát nháo': Cần có một công ty quản lý sân bay - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng muốn giải quyết triệt để vấn đề lộn xộn, "bát nháo" của sân bay Tân Sơn Nhất, cần những giải pháp căn cơ - Ảnh: Internet

Tổ chức lại việc quản lý và mở rộng sân bay

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TPHCM, một chuyên gia về giao thông hàng không, muốn giải quyết triệt để vấn đề lộn xộn, "bát nháo" của sân bay Tân Sơn Nhất, cần những giải pháp căn cơ, gốc rễ.

Thứ nhất, đó là vấn đề quản lý. Ở các nước, mỗi sân bay có một công ty điều hành và có quyền quyết định mọi thứ theo luật pháp. Công ty đó điều hành sân bay để phục vụ nhu cầu hàng không và thu lợi nhuận. Công ty này chịu trách nhiệm trước chính phủ, trước công chúng, tiếp thu ý kiến phản hồi của hành khách và có giải pháp để giải quyết, chịu trách nhiệm với mọi vấn đề.

Như vậy, theo chuyên gia Nguyễn Thiện Tống, cần tổ chức lại việc quản lý sân bay Tân Sơn Nhất với một hội đồng quản trị sân bay, trong đó có sự tham gia của Trung ương và TPHCM. TPHCM có quyền hạn trong hội đồng này, nếu cần hỗ trợ cho sân bay thì Thành phố sẽ góp phần để giải quyết vấn đề.

"Hiện nay, TPHCM hoàn toàn nằm ngoài việc quản lý sân bay Tân Sơn Nhất. Trong khi đó, Thành phố cần có vai trò trong quản lý sân bay vì Thành phố trực tiếp hưởng lợi từ sân bay và cũng sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất nếu sân bay xảy ra vấn đề", ông Tống nhấn mạnh.

Giải pháp thứ hai, theo ông Nguyễn Thiện Tống là cần nghiên cứu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng thêm nhà ga hành khách.

"Nói đơn giản, nếu như một hội trường có thiết kế 2 hành lang 2 bên thì lưu lượng người ra vào sẽ giảm đi một nửa. Việc xây dựng thêm nhà ga hành khách cho sân bay sẽ tạo sự thông thoáng, tăng năng suất sân bay, phương tiện đưa đón khách hoạt động thuận tiện", PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho hay.

Để Tân Sơn Nhất không còn cảnh 'bát nháo': Cần có một công ty quản lý sân bay - Ảnh 3.

PGSTS. Vũ Anh Tuấn cho rằng xe buýt kết nối sân bay sẽ giúp giải quyết tình trạng lộn xộn hiện tại ở Tân Sơn Nhất - Ảnh: Internet

Cần có dịch vụ kết nối sân bay

Đề cập đến giải pháp cho Tân Sơn Nhất, PGS. TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức), một chuyên gia về giao thông đô thị,  cho rằng bất cứ một sân bay nào thì cũng phải có dịch vụ kết nối thuận tiện và phải được xem như là một dịch vụ hạ tầng của sân bay, gắn với trách nhiệm của cơ quan khai thác và quản lý sân bay, ở đây là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Lý do là vì cơ quan quản lý sân bay đã thu phí người sử dụng hạ tầng thì dịch vụ cung cấp không chỉ ở trong sân bay mà còn phải bao gồm cả ngoài sân bay, từ khi hành khách bước xuống. 

Cơ quan quản lý phải đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn, cung cấp thông tin đầy đủ về các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối như taxi truyền thống, taxi công nghệ, thậm chí xe riêng đưa đón người thân thì cũng phải tuân thủ các quy định như thế nào để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn nhằm tăng chất lượng dịch vụ của sân bay.

"Từ trước đến nay, cơ quan quản lý chỉ quan tâm đến lúc hành khách vào check-in, khi xuống máy bay là cơ quan hết trách nhiệm. Điều này đi ngược với xu thế của thế giới, đó là phải cung cấp dịch vụ tổng thể", ông Tuấn cho hay.

Cụ thể, theo ông Tuấn, ACV phải cung cấp bãi đỗ taxi, điểm dừng chờ, đón khách của xe cơ giới cá nhân, hay những phương thức khác như xe buýt thành phố.

"Xe buýt là dịch vụ kết nối sân bay một cách thuận tiện, an toàn, đúng giờ với giá thành vừa phải, chấp nhận được. TPHCM cần có hệ thống xe buýt hoặc tuyến tàu điện kết nối giữa sân bay với nội đô thì mới có thể giải quyết được vấn đề lộn xộn hiện tại", ông Tuấn nhấn mạnh.

Một giải pháp quan trọng mang tính căn cơ được các chuyên gia đưa ra lúc này là Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo ACV và Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh mở ngay lập tức nhiều tuyến xe buýt đi và đến sân bay, chọn vị trí đặt bến thuận tiện cho việc đi lại và bảo đảm khoa học, hiệu quả. Cần lựa chọn thương hiệu xe buýt lớn, uy tín và tiềm lực tài chính mạnh để cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất. Một xe buýt có thể chở theo vài chục hành khách đi và đến sân bay, lúc đó sẽ giảm đáng kể lượng xe cá nhân ra vào sân bay. Có thể đấu thầu rộng rãi dịch vụ xe buýt sân bay để có giá thành rẻ nhất, chất lượng tốt nhất và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần giảm ùn tắc. 

Ở góc độ công nghệ, có thể phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh với tính năng tự động cập nhật lịch trình các chuyến bay; tích hợp danh mục, lộ trình cụ thể, bản đồ bến bãi và giá cước của các tuyến xe buýt, xe ôm, taxi công nghệ lẫn truyền thống. Thậm chí, ngay khi khách đặt vé máy bay trực tuyến, có thể đăng ký loại phương tiện đi đến sân bay, địa chỉ đón để giúp các đơn vị vận chuyển chủ động được thời gian, số phương tiện cần chuẩn bị.

Các khu vực dành cho khách ngồi chờ nên lắp đặt các sơ đồ, bảng chỉ dẫn đầy đủ các loại phương tiện đi, đến sân bay, giúp những người không dùng điện thoại thông minh vẫn dễ dàng tìm xe. 

Thành phố và ACV cần giải quyết sớm tình trạng này với nhiều giải pháp đột phá, tránh bị co kéo bởi những lợi ích trước mắt mà để cửa ngõ quốc tế ra vào Thành phố lộn xộn như bến xe cóc ở nhiều địa phương những năm bao cấp, gây bức xúc cho khách quốc tế và người dân mỗi ngày. 

Anh Thơ