• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề thi mở sẽ có đáp án mở

(Chinhphu.vn) - Tại buổi họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiều 4/6, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định đề thi mở sẽ có đáp án mở.

04/06/2014 19:42
Bộ GD-ĐT họp báo về  kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, chiều 4/6. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Môn Văn sẽ có nhiều đáp án

Đề thi Văn năm nay được đánh giá là khó nhất trong các môn thi. Những đổi mới khá mạnh của môn Văn đã khiến khá nhiều giáo viên và học sinh bất ngờ. Bất ngờ lớn nhất đó là thay vì chia làm nhiều câu hỏi nhỏ với các mức điểm phân cho từng câu thì Bộ chỉ đưa ra 2 câu hỏi với cơ cấu điểm rất chênh lệch (tự luận 7 điểm, đọc hiểu 3 điểm). Bất ngờ thứ 2 đó là phần tự luận rơi vào một tác phẩm kịch chứ không phải bài văn như mọi năm. Rất nhiều thí sinh đã không chú ý ôn luyện kỹ càng vở kịch, do đó, các em cho rằng mình đã không thể làm trọn vẹn.

Phần tự luận chiếm 2/3 số điểm, lại bất ngờ và khó khiến nhiều ý kiến cho rằng điểm Văn năm nay sẽ thấp hơn mọi năm. Phải là thí sinh khối C mới có thể làm tốt đề thi Văn năm nay.

Trước những ý kiến lo ngại trên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã lên tiếng trấn an, mặc dù đề khó và bất ngờ song đây là đề mở cho phép các em tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Mục đích của đề Văn năm nay không phải là kiểm tra kiến thức mà đưa ra vấn đề để các em tự xử lý theo cách của mình. Bộ sẽ xây dựng phương án hướng dẫn chấm điểm dựa trên cách các em triển khai vấn đề, xử lý vấn đề và nhìn nhận vấn đề.

“Chắc chắn đáp án môn Văn sẽ không bó cứng như mọi năm theo kiểu bài đạt chuẩn phải có bao nhiêu ý, ý phải như thế nào. Thay vào đó, các em có thể bày tỏ 2 ý, 3 ý hoặc nhiều hơn. Và điều quan trọng là phải có ý tưởng, cách trình bày ý tưởng, quan điểm đó như thế nào”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói.

Chẳng hạn, nếu đoạn trích đưa ra ở phần câu hỏi đọc hiểu chưa chuẩn về ngữ pháp, học sinh hoàn toàn có thể có ý kiến về điều này trong bài thi. Phần đọc hiểu không chỉ bình, cảm cái hay mà còn phải chỉ ra những cái chưa chuẩn, chưa đúng. Điều này sẽ rèn luyện cho các em kỹ năng phản biện.

Như vậy có thể hiểu năm nay sẽ không có đáp án duy nhất cho môn Văn, chỉ có hướng dẫn chấm của Bộ  về cách đánh giá, cho điểm về cách trình bày, cách triển khai vấn đề. Cách chấm sẽ linh hoạt hơn để phù hợp với nhiều đáp án khác nhau.

Mặc dù đề Văn thi tốt nghiệp năm nay khó song Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng dù là tốt nghiệp để đánh giá điều kiện hoàn thành chương trình học, nhưng vẫn cần có sự phân loại thí sinh, để những thí sinh có điểm Văn cao thực sự là những thí sinh vượt trội. Chính sự đòi hỏi tư duy cao này sẽ góp phần thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy, nâng cao chất lượng dạy-học ở bậc THPT.

Thứ trưởng Hiển còn khẳng định đề thi năm sau sẽ còn khó hơn vì càng ngày đòi hỏi các em không ngừng nỗ lực học tập. Sự phân loại thí sinh ngay từ kỳ thi tốt nghiệp sẽ giúp các em tự đánh giá năng lực của mình ngay từ kỳ thi hết cấp, từ đó có sự lựa chọn phù hơp với năng lực của mình ở bậc đại học.

Có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại cơ cấu điểm để những thí sinh không làm tốt câu 7 điểm có thêm cơ hội tăng điểm, tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trả lời: “Cơ cấu điểm bài thi là không thể thay đổi. Tuy nhiên với đáp án linh hoạt thì chúng hãy cứ chờ xem kết quả. Không nên quá bi quan”.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã diễn ra an toàn, nghiêm túc hơn hẳn những năm trước. Bộ GDĐT đã thành lập 13 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi tại 20 địa phương; thành lập 5 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương năm 2014 kiểm tra đột xuất, không báo trước trong những ngày thi. Trên phạm vi toàn quốc, số thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi là 11 (10 học sinh hệ GDTX và 1 học sinh hệ THPT), không có giám thị bị đình chỉ làm công tác thi. Tuy nhiên, một số cán bộ, giáo viên còn chưa thuần thục trong việc thực hiện nhiệm vụ coi thi hoặc có biểu hiện thiếu sâu sát trong khi làm nhiệm vụ. Toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi (gồm 63 sở GDĐT và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng), thành lập 2.352 Hội đồng coi thi, huy động 115.905 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi.

Không đánh đố và chạy theo thành tích

Ngoài môn Văn, các đề thi những môn còn lại đều được đánh giá rất cao về chất lượng, mức độ phù hợp với một kỳ thi tốt nghiệp. Hầu hết các bài thi đều dễ hơn so với đề thi thử và đề ôn luyện. Có ý kiến cho rằng Bộ cho phép cộng điểm, kết hợp với điểm trung bình môn học năm lớp 12, đề thi vừa sức học sinh sẽ đem lại tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao.

Về ý kiến cho rằng nếu thi tốt nghiệp dễ đỗ như vậy nên chăng bỏ kỳ thi này, ông Hiển nói rõ: “Tổ chức thi tốt nghiệp không phải để làm khó học sinh hay để lấy thành tích. Bộ không đặt mục tiêu bao nhiêu % trượt, bao nhiêu % đỗ, mà để xem học sinh có đủ năng lực, trình độ đảm bảo tốt nghiệp cấp học hay không. Quan trọng hơn đó là đổi mới cách thi, từ đó đổi mới cách dạy và học trong tương lai”.

Giải thích lý do Bộ chưa công bố đáp án các môn thi, ông Hiển cho hay: “Bộ muốn đủ thời gian để các chuyên gia xem xét một cách kỹ lưỡng để đưa ra phương án chấm điểm tối ưu nhất, hợp lý nhất”.

Xung quanh những thắc mắc liên quan đến những hình ảnh lộn xộn tại phòng thi ở Hội đồng thi THPT Nam Lương Sơn (Hòa Bình), đại diện Bộ GDĐT cho biết, những hình ảnh này chưa phản ánh hay nói lên điều gì chứng tỏ có tiêu cực ở Hội đồng thi này. Tuy nhiên, nếu nhận được những chứng cớ rõ ràng, cụ thể hơn thì Bộ sẽ vào cuộc để xử lý nghiêm khắc nếu phát hiện có tiêu cực.

Liên quan đến những thắc mắc xung quanh câu chuyện cả một hội đồng thi hơn 20 thầy cô giáo phục vụ cho 1 học sinh thi môn Lịch sử, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay, trước khi thi, Bộ đã lường trước điều này và cho phép các Hội đồng thi 2 phương án giải quyết: Nếu học sinh đồng ý, có thể chuyển em học sinh này ghép với 1 phòng thi môn Lịch sử của Hội đồng thi khác. Nếu em đó không đồng ý, Hội đồng vẫn phải tổ chức mọi việc như bình thường.

“Một số Hội đồng thi đã xử lý rất linh hoạt vấn đề này, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hội đồng xử lý máy móc. Bộ đã góp ý và các hội đồng đã khắc phục ngay trong buổi thi hôm sau”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết.

Số liệu học sinh dự thi các môn

Stt

Môn thi

Tổng số thí sinh dự thi

Tỷ lệ so với số đăng ký dự thi

1

Ngữ văn

907. 912

99,75%

2

Vật lí

437. 092

99,90%

3

Lịch sử

104.465

99,50%

4

Toán

908. 109

99,77%

5

Hóa học

522.888

99,81%

6

Địa lí

327.701

99,64%

7

Ngoại ngữ

144.252

99,99%

8

Sinh học

278.273

99,69%

Nguyệt Hà