• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn

(Chinhphu.vn) – Không còn một bài thi Ngữ văn thông thường với thời gian làm bài là 180 phút, đề thi năm 2017 chỉ có thời gian làm bài là 120 phút với hai phần là Đọc hiểu và Làm văn. Từng phần của đề thi cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với thời gian làm bài. (Chinhphu.vn) – Không còn một bài thi Ngữ văn thông thường với thời gian làm bài là 180 phút, đề thi năm 2017 chỉ có thời gian làm bài là 120 phút với hai phần là Đọc hiểu và Làm văn. Từng phần của đề thi cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với thời gian làm bài.

22/06/2017 11:58

Đề thi môn Ngữ văn. Ảnh: Tuổi trẻ online

Từ năm 2017, đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn từ cấu trúc, nội dung đến thời gian thi. Cụ thể, phần Đọc hiểu: Không còn 8 câu hỏi nhỏ với chia đều cho hai ngữ liệu. Đề thi Ngữ văn năm 2017 chỉ gồm 1 ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ với các cấp độ nhận thức:  Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng.

Câu 1 chỉ dừng lại ở việc kiểm tra học sinh ở mức độ Nhận biết – nhớ kiến thức tiếng Việt với câu hỏi cụ thể về phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Học sinh sẽ hoàn thành yêu cầu của đề rất dễ dàng.

Riêng câu 2 với yêu cầu giải thích khái niệm thấu cảm, dường như đề đã chạm tới mức độ thông hiểu theo tiêu chí thông thường của các câu hỏi đọc hiểu. Tuy nhiên, theo các giáo viên môn Ngữ văn, có thể thấy, câu hỏi 2 thực chất học sinh chỉ cần chép lại những ý cơ bản trong phần một của đoạn trích và gần như không cần sự sáng tạo. Đó là nguyên nhân khiến tiêu chí về sự thông hiểu bị hạn chế.

Mức độ suy luận của thí sinh ở câu 3 không cần huy động nhiều hơn so với câu 2 bởi thực chất, để nhận xét về “hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích”, thí sinh chỉ cần quay trở lại câu mở đoạn “Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống” và chỉ cần thêm bớt một vài ý kiến cá nhân trên cơ sở nhận định của câu mở đoạn.

Câu hỏi duy nhất đòi hỏi tư duy, trải nghiệm, sự suy ngẫm và “thấu cảm” của thí sinh chính là câu hỏi 4, đây là câu hỏi có thể coi đã đạt tới mục đích của Vận dụng – Vận dụng cao theo tiêu chí của bài Đọc hiểu.

Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội bảo đảm đúng mối quan hệ hữu cơ với phần Đọc hiểu theo cấu trúc các đề minh hoạ, thử nghiệm, tham khảo của Bộ trước đây. Trong đó, việc lựa chọn ngữ liệu Đọc hiểu cùng một vài ý trong các câu hỏi Đọc hiểu đã giúp thí sinh phần nào xác định được nội dung, chủ đề và hướng triển khai trong câu viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Vấn đề về sự “thấu cảm” vừa là vấn đề muôn đời trong cuộc sống nhân sinh, thế sự, vừa là điều có thể chạm tới phần nào thực tế bức bối của cách sống vô cảm khá phổ biến hiện nay.

Kết thúc buổi thi môn Ngữ văn, nhiều thí sinh rời trường thi với nét mặt tươi vui, nụ cười sảng khoái vì đề thi năm nay "dễ thở". Theo bạn Tống Đức Tú (học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội), đề thi Ngữ văn năm nay đã khiến các bạn học sinh có sự thoải mái khi làm bài. Riêng bạn Tú viết được 9 trang giấy thi mà vẫn không bị áp lực và mệt mỏi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thanh tra, kiểm tra tại điểm thi trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: VGP/Phương Liên

Vào 6h30' sáng nay (22/6), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có mặt tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), kiểm tra quy trình thực hiện công tác thi THPT quốc gia tại điểm thi này. Thứ trưởng đã động viên tinh thần thí sinh, cán bộ làm công tác coi thi; nhắc nhở cán bộ coi thi cần nắm vững quy chế do năm nay có một số đổi mới; lưu ý thí sinh nắm chắc quy chế thi và không mang những vật dụng trái quy định vào phòng thi.

Sau khi nắm tình hình tại điểm thi, từ việc phổ biến lại quy chế, cấp phát đề cho giám thị, đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng thi… Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, các giám thị tại điểm thi Trường THPT Việt Đức đã quán triệt rất đúng quy chế. “Bộ GD&ĐT đã quán triệt tới tất cả các hội đồng thi tập huấn quy chế cho giám thị thật kỹ, vì năm nay có một số điểm đổi mới, nếu giám thị không nắm quy chế có thể dẫn đến những sai sót”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga lưu ý.

Một số hình ảnh buổi thi môn Ngữ văn

Thí sinh chuẩn bị bước vào phòng thi. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phương Liên