• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dê – thuốc quý trợ dương

(Chinhphu.vn) - Dê là loài có khả năng sinh sản rất mạnh, thế nên, dân gian quan niệm, dê là thức ăn tăng cường sinh lực, đặc biệt cho giới mày râu. Và theo y học cổ truyền, các bộ phận của con dê còn có nhiều công dụng hơn ta tưởng.

18/02/2015 08:35
Hầu hết các bộ phận của con dê đều là các vị thuốc quý

Thịt dê:
Thịt dê có vị ngọt, tính nóng, làm mạnh dương đạo, ấm trung tiêu, an tâm thần. Nếu ăn liên tục 30-40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê có thể khỏi các bệnh như đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi.

Nên ăn thịt dê tái với hành, tỏi và hẹ - những loại rau có tác dụng tiêu thực, làm ấm đan điền, làm mạnh thận khí.

Tiết dê: Huyết dê là thuốc bổ với điều kiện con dê không bị bệnh và đang tuổi lớn.

Huyết dê pha chung với rượu trắng (1 phần tiết 3 phần rượu) chữa đau lưng, đau đầu, chóng mặt, đau bụng. Huyết dê ngâm rượu cùng với đại hồi, quế chi, gừng, xuyên khung, vỏ cam có tác dụng hành khí, hoạt huyết. Huyết dê ngâm cùng đương quy, mật ong và rượu có tác dụng bổ máu.

Cật dê (thận dê): Có thể ăn và chế biến cật dê thành các món như cật heo. Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi.

Dạ dày dê: Là món thuốc kiện tỳ tráng vị cho trẻ em bị cam tích (tương đương như cháo thịt cóc) và lợi cho người lớn bị chứng ăn uống khó tiêu. Dạ dày dê hầm hoặc nấu cháo có thể trị tiêu hoá kém, buồn nôn sau bữa ăn. Lưu ý, người đau dạ dày và loét tá tràng không nên dùng món này.

Gan dê: Gan dê luộc hoặc trưng cách thuỷ có thể trị can phong, hư nhiệt, mờ mắt sau cơn bệnh.

Sữa dê: Có nhiều chất đạm hơn sữa bò, ít chất béo hơn sữa trâu, có công dụng chữa suy nhược cơ thể ở người lớn, chữa chứng động kinh của trẻ em.

Mật dê: Được người xưa quan niệm là "tiêu viêm - minh mục", nhỏ vài giọt mật dê vào mắt có thể chữa chứng chảy nước mắt sổ mũi của người lớn tuổi, làm sáng mắt cho người bị kéo mây nhẹ.

Sừng dê: Tác dụng hạ nhiệt do bị sốt cao, an thần kinh.

Ngọc dương tửu: Tốt hơn viagra

Ngọc dương có tác dụng trị thận suy, liệt dương. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc...

Ngọc dương ngâm rượu trắng rồi vùi xuống đất khoảng 100 ngày là bài thuốc bổ thận sinh tinh, chữa đàn ông yếu sinh lý hoặc đàn bà bị lãnh cảm.

Ăn ngọc dương hầm thuốc bắc có tác dụng bổ dương, kiện trì ích vị, thích hợp với quý ông khi bị đau lưng, liệt dương, đầu gối yếu mỏi, thận hư... 

Đặc biệt, ngọc dương tửu được lưu truyền có tác dụng trợ dương tốt hơn cả viagra. Ngọc dương tửu có các thành phần chủ yếu từ thận và cơ quan sinh dục dê. Cách chế biến ngọc dương tửu rất đơn giản:

Thận dê cắt bỏ phần màng trắng bên trong, cùng toàn bộ bộ phận sinh dục của dê. Đem nguyên liệu bóp đều với rượu gừng tươi (100g gừng tươi, giã nát, trộn đều với 300ml rượu 35-40 độ) và để trong 30 phút. Sau đó lấy ra bỏ hết gừng, thái thành các lát mỏng.

Đem nguyên liệu đã xử lý ngâm ngập vào rượu dược dụng 60 độ trong 3-6 tháng. Sau đó, ngâm lần thứ hai trong 3 tháng với rượu 35-40 độ. Lần thứ ba ngâm trong 1 tháng với rượu 35-40 độ. Cuối cùng gộp dịch chiết rượu của 3 lần lại.

Để tăng thêm tác dụng bổ nội tiết, bổ sinh dục, người ta còn pha chế thêm rượu thuốc vào rượu ngọc dương với các vị thuốc như hà thủ ô đỏ, ba kích, mỗi vị 150g, dâm dương hoắc 50g, huyết giác 20g, tiểu hồi, trần bì mỗi vị 10g ngâm trong rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần thuốc, 8-10 phần rượu.

Lượng thuốc này chỉ đủ cho bộ nguyên liệu từ 1 con dê. Ngâm lần đầu 1 tháng, lần thứ hai trong 3 tuần, lần cuối trong 2 tuần. Gộp dịch thuốc của các lần ngâm lại. Sau đó, có thể pha chế theo tỷ lệ 1/1 (một phần rượu dê, một phần rượu thuốc) hoặc 1/2.

Đem rượu ngọc dương rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều. Có thể pha thêm ít đường trắng cho dễ uống.

Tùy theo khối lượng của các nguyên liệu đem ngâm rượu, song lượng rượu thành phẩm phải có được gấp khoảng 8-10 lần trọng lượng của nguyên liệu động vật và thuốc thảo mộc đem ngâm.

Một số bài thuốc bổ dương từ con dê

Chữa chứng liệt dương, xuất tinh sớm: Thận dê 1 đôi làm sạch thái miếng, đem hầm với nhục thung dung 12g, kỷ tử 10g, thục địa 10g và ba kích 8g được gói trong túi vải, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Chữa chứng gầy yếu suy nhược, tai ù tai điếc, di tinh, liệt dương, hậu sản hư lãnh: Thận dê 100g, thịt dê 100g, kỷ tử 50g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, tất cả đem nấu thành cháo, chia ăn vài lần.

Chữa các chứng đau lưng do thận hư, di tinh, liệt dương, tiêu khát (đái đường), khí hư, sa đì: Dùng tinh hoàn dê nấu cháo ăn thường xuyên.

Chữa bệnh liệt dương: Tinh hoàn dê 1 đôi và nhung hươu 3g ngâm với 500ml rượu trắng, sau nửa tháng có thể dùng được, uống mỗi ngày từ 15-20ml hoặc dùng tinh hoàn dê 1 đôi làm sạch, bỏ màng, thái miếng, nấu với nước dùng xương lợn trong 5 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Chữa chứng liệt dương, di tinh, di niệu, lưng đau gối mỏi do thận dương hư: 250g thịt dê luộc chín, thái miếng, trộn dều với 15g tỏi giã nát và các gia vị khác vừa đủ rồi ăn...

An Anh (tổng hợp)