• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất 2 phương án về người trợ giúp pháp lý

(Chinhphu.vn) - Tại dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã đề xuất quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) nhằm xây dựng đội ngũ người thực hiện TGPL theo hướng chuyên nghiệp hóa để nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL. Trong đó, Bộ đề xuất 2 phương án quy định về người thực hiện TGPL.

13/07/2016 17:48

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, Điều 27 Luật TGPL 2006 quy định các hình thức TGPL bao gồm: Tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác. Đây cũng là các hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư (Điều 4 Luật Luật sư quy định dịch vụ pháp lý của luật sư gồm: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác).

Hiện nay, toàn quốc có 572 Trợ giúp viên pháp lý. Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ngày càng phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, đóng vai trò chủ chốt ở các địa bàn khó khăn nơi số lượng luật sư chậm phát triển. Trong năm 2015, số vụ việc tham gia tố tụng do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vụ việc tham gia tố tụng của Trung tâm TGPL nhà nước.

Luật sư cộng tác viên (1.080 người) chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số luật sư cả nước (khoảng 10.000 luật sư), phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, đảm nhiệm phần lớn việc TGPL tham gia tố tụng nhưng có xu hướng giảm về số lượng, chất lượng ít được cải thiện. Theo tổng kết 8 năm thi hành Luật TGPL 2006 thì từ năm 2007 - 2014 luật sư cộng tác viên thực hiện được 37.673 vụ việc tham gia tố tụng. Năm 2015 đội ngũ này thực hiện được 4.773 vụ việc. Cộng tác viên khác có số lượng lớn (hơn 9.000 người), chiếm tỉ lệ áp đảo, được tổ chức rộng khắp ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, thực hiện TGPL chủ yếu bằng hình thức tư vấn pháp luật, hòa giải và phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL ở cơ sở. Theo tổng kết 8 năm thi hành Luật TGPL 2006 thì từ năm 2007 -2014 đội ngũ cộng tác viên khác thực hiện được 355.894 vụ việc tư vấn pháp luật. Năm 2015 đội ngũ này thực hiện được 35.551 vụ việc tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, phần lớn là các vụ việc tư vấn đơn giản, không lập thành hồ sơ vụ việc.

Tại dự thảo, Bộ Tư pháp đã đề xuất quy định về người thực hiện TGPL với mục tiêu chuẩn hóa điều kiện, tiêu chuẩn của đội ngũ người thực hiện TGPL để cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người được TGPL, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ người thực hiện TGPL chuyên nghiệp, độc lập, bị kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cung cấp dịch vụ TGPL; đa dạng hóa phương thức huy động luật sư, tư vấn viên pháp luật có nguyện vọng, đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật TGPL (sửa đổi) tham gia thực hiện TGPL.

Cụ thể, dự thảo đề xuất 2 phương án quy định về người thực hiện TGPL. Theo phương án 1, người thực hiện TGPL gồm: 1- Trợ giúp viên pháp lý; 2- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Luật sư làm việc theo hợp đồng cộng tác với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý được phân công thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Theo phương án 2, người thực hiện TGPL gồm: 1- Trợ giúp viên pháp lý; 2- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Luật sư làm việc theo hợp đồng cộng tác với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý được phân công thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý; 3- Tư vấn viên pháp luật có 5 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện tư vấn pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện TGPL

Theo dự thảo, người thực hiện TGPL có quyền và nghĩa vụ sau: Thực hiện trợ giúp pháp lý; được bảo đảm các quyền trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan; được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu, hoặc can thiệp trái pháp luật; từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định; được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý; tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý; kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn