• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất 2 phương thức trả nhuận bút tác phẩm sân khấu

(Chinhphu.vn) – Theo đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác sẽ được trả theo một trong hai phương thức: Theo khung nhuận bút hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu buổi diễn tùy thoả thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.

14/10/2013 19:16

Ảnh minh họa
Đề xuất trên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Nhuận bút trả theo khung

Tại dự thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất khung nhuận bút áp dụng cho các tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm.

Cụ thể, Bộ đề xuất nhuận bút cho biên kịch tác phẩm/vở diễn sân khấu từ 19 đến 160,97 lần mức tiền lương cơ sở; nhuận bút cho đạo diễn từ 13,8 đến 104,76 lần mức tiền lương cơ sở tùy thuộc quy mô tác phẩm.

Mức nhuận bút được đề xuất cho biên kịch Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) từ 17,1 đến 40,95 lần mức tiền lương cơ sở tùy thuộc quy mô tác phẩm. Đối với đạo diễn chương trình nghệ thuật dạng này, nhuận bút được đề xuất từ 11,9 đến 30,6 lần mức tiền lương cơ sở tùy thuộc quy mô tác phẩm.

Chương trình Nghệ thuật trình diễn tại Quảng trường, Lễ hội (Carnaval), Liên hoan (Festival), Diễu hành nghệ thuật được đề xuất mức nhuận bút từ 50,14 đến 96,88 lần mức tiền lương cơ sở đối với biên kịch và 40,95 đến 80,74 lần mức tiền lương cơ sở với đạo diễn tùy quy mô chương trình.

Nhuận bút trả theo doanh thu buổi diễn

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngoài việc trả nhuận bút theo khung, nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức nghệ thuật biểu diễn còn có thể được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu buổi diễn.

Cụ thể, đối với tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch hát mới, múa rối, bên sử dụng tác phẩm trích đến 21% doanh thu buổi diễn để trả nhuận bút cho tác giả. Trong đó, đạo diễn hưởng 5-7% doanh thu; biên kịch hưởng 6-8% doanh thu; nhạc sĩ hưởng 2,5-3% doanh thu; họa sĩ hưởng 2,5-3% doanh thu; biên đạo múa, tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng.

Theo dự thảo, từ buổi diễn thứ 51 của vở diễn tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch dân ca, tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 2% doanh thu buổi diễn.

Bên cạnh đó, đối với tác phẩm múa, bên sử dụng tác phẩm trích từ 15-21% doanh thu buổi diễn để trả nhuận bút cho biên đạo múa, đạo diễn múa, biên kịch, nhạc sĩ, hoạ sĩ theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng.

Đối với tác phẩm âm nhạc, bên sử dụng tác phẩm trích từ 15-21% doanh thu buổi diễn để trả nhuận bút cho biên kịch, nhạc sĩ, nhạc sĩ phối khí, nhạc sĩ chuyển thể, hoạ sĩ theo thoả thuận trong hợp đồng. Từ buổi diễn thứ 21 của nhạc kịch, tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 2% doanh thu buổi diễn.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Thanh Hoài