• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất 5 hình thức trợ giúp pháp lý

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã đề xuất 5 hình thức trợ giúp pháp lý.

14/07/2016 17:44
Ảnh minh họa

Luật TGPL 2006 quy định các hình thức TGPL bao gồm: 1- Tư vấn pháp luật; 2-Tham gia tố tụng; 3- Đại diện ngoài tố tụng; 4- Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

Tại dự thảo, Bộ Tư pháp đã đề xuất 5 hình thức trợ giúp pháp lý gồm: 1- Tham gia tố tụng; 2- Tư vấn pháp luật; 3-  Đại diện ngoài tố tụng; 4- Hoà giải; 5- Tham gia quá trình giải quyết khiếu nại.

Cụ thể, theo dự thảo, người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, vướng mắc pháp luật của họ.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn để các bên tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc mà không phải đưa vụ việc ra Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện rút đơn kiện, tự giải quyết các tranh chấp và tự nguyện chấp hành kết quả giải quyết vụ việc.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia quá trình giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại.

Về phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý, theo dự thảo, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi sau đây: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác chuyển đến; vụ việc trợ giúp pháp lý do Cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý Trung ương phân công. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn