• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất 7 nguyên tắc cơ bản phòng, tránh thiên tai

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì dự thảo Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; trong đó có quy định về hoạt động phòng, tránh thiên tai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong hoạt động phòng, tránh thiên tai và các nguồn lực bảo đảm việc thực hiện.

04/11/2011 17:36

Ảnh minh hoạ

7 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, tránh thiên tai

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, tránh thiên tai là phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Do đó, hoạt động này không chỉ là trách nhiệm mà còn nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức theo nguyên tắc “cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau, nhà nước hỗ trợ”.

Đồng thời, dự thảo xác định việc phòng, tránh thiên tai phải được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” là: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Dự thảo yêu cầu các ngành, địa phương phải lồng ghép nội dung phòng, tránh thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Hoạt động phòng, tránh thiên tai phải kết hợp kinh nghiệm truyền thống với kiến thức, công nghệ tiên tiến và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đối với, hoạt động cứu trợ phải đảm bảo tính nhân đạo, kịp thời, công bằng, hợp lý và phù hợp với các quy định của nhà nước. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả công tác này cần phải tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, tránh thiên tai phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai 

Về chính sách phòng, tránh thiên tai, Nhà nước khuyến khích cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh thiên tai, đầu tư xây dựng các công trình và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào các hoạt động phòng, tránh thiên tai.

Đồng thời, Nhà nước có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, đặc biệt các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ nghèo. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động tại Việt Nam, thực hiện bảo hiểm thiên tai tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình phòng, tránh thiên tai trọng điểm quốc gia và hỗ trợ các địa phương xây dựng các công trình phòng, tránh thiên tai tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Đồng thời, Dự thảo còn quy định cụ thể về nội dung phòng ngừa, ứng phó thiên tai; lực lượng, phương tiện vật tư và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động ứng phó khẩn cấp; công tác tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, công tác huy động và phân bổ cứu trợ,...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý.

Đức Mạnh