• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện

(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

27/06/2023 16:55
Đề xuất bãi bỏ toàn bộ 2 VBQPPL của Chính phủ - Ảnh 1.

Cụ thể, dự thảo đề xuất bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

1. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

2. Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Theo Bộ Công Thương, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ra đời đã có tác dụng không nhỏ trong việc minh bạch hóa các quy định của pháp luật, cập nhật và hệ thống lại các quy định về cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 

Tuy nhiên, sau 16 năm triển khai thực hiện, cùng với sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật mới, đến nay Nghị định số 59/2006/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Một số loại hàng hóa, dịch vụ quy định trong các Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP đã không còn phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Cụ thể, hiện nay, Quốc hội đã thông qua nhiều Luật mới liên quan đến hoạt động thương mại, như: Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Nhà ở năm 2014... Sau khi Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực, các quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP không còn phù hợp vì Nghị định có hiệu lực thấp hơn Luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020: "Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư". Như vậy, tên gọi của hàng hóa, dịch vụ tại các Danh mục của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP là chưa phù hợp với nguyên tắc về tên gọi theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Phụ lục về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP có nội dung chỉ dẫn đến các văn bản chuyên ngành quy định cụ thể về từng loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay, các văn bản chuyên ngành này phần lớn đều đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mà Nghị định số 59/2006/NĐ-CP vẫn chưa được sửa đổi đã gây ra sự chồng chéo, mâu thuẫn, gây lúng túng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật.

Từ những lý do trên và để bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc ban hành Nghị định để bãi bỏ Nghị đinh số 59/2006/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp với thực tiễn.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

M. Hiển