• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất bổ sung một số đối tượng không chịu thuế GTGT

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

16/05/2016 11:40

Ảnh minh họa

Cụ thể, về dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng tàu điện, Bộ Tài chính cho biết, tại Khoản 16 Điều 5 Luật thuế GTGT quy định: Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại Khoản 6, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP có quy định: Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại Khoản 16 Điều 5 Luật thuế GTGT gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Khoản 1 Điều 55 Luật đường sắt thì “Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt”.

Đối chiếu với quy định trên, Bộ Tài chính nhận thấy quy định hiện hành tại Khoản 6, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP chưa bao quát được loại hình hoạt động vận chuyển hành khách công cộng băng tàu điện trong thời gian tới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, Bộ đề xuất bổ sung làm rõ loại hình vận chuyển hành khách công cộng bằng tàu điện thuộc đối tượng không chịu thuế tại Khoản 6, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP như sau:

“Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại Khoản 16 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện, tàu điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi không chịu thuế GTGT

Theo Bộ Tài chính, Khoản 2 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 đã bổ sung quy định “dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật” vào nhóm dịch vụ y tế, dịch vụ thú y thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Thực thế, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật. Đối với trường hợp chăm sóc hàng ngày hoặc khi có nhu cầu khám chữa bệnh, cơ sở chăm sóc sẽ thực hiện thu hộ, chi hộ cho gia đình như chi phí vận chuyển đưa, đón.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị quy định chi tiết về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật trong dự thảo Nghị định. Theo đó, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về dịch vụ y tế được đề xuất sửa đổi để bổ sung nội dung về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật như sau:

“Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm cả vận chuyển, xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế bao gồm chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.”

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số đối tượng không chịu thuế GTGT như: Đối với các sản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác; Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng bao gồm chi phí: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn