• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt và chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt.

31/10/2024 19:26
Đề xuất chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt- Ảnh 1.

Các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt cơ bản có đủ năng lực để từng bước phát triển và làm chủ công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật - Ảnh minh họa

Bộ Quốc phòng cho biết, theo Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày 16/11/2011 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc phê duyệt danh sách cơ sở công nghiệp quốc phòng (CNQP) nòng cốt, hiện nay có 79 cơ sở CNQP nòng cốt, trong đó có 64 cơ sở CNQP nòng cốt là doanh nghiệp và 15 cơ sở CNQP nòng cốt không phải là doanh nghiệp. CNQP nước ta đang tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức, các cơ sở CNQP nòng cốt đã cơ bản có đủ năng lực để từng bước phát triển và làm chủ công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, khó khăn như: Các cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh (CNAN) nòng cốt vẫn chưa có sự phát triển đột phá. Một số cơ sở nòng cốt là doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh không cao (do ảnh hưởng bởi đặc thù về số lượng và giá thành sản phẩm quốc phòng mà mỗi doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện); các cơ sở nòng cốt là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kép, vừa hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, vừa hoạt động theo mệnh lệnh hành chính quân sự, chấp hành mệnh lệnh, thực hiện các chế độ về quân sự, quốc phòng, an ninh (hàng năm đều phải tổ chức các hoạt động khác ngoài sản xuất, kinh doanh như: Giáo dục chính trị, tập huấn quân sự, dân quân tự vệ,…) điều này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ sở CNQP nòng cốt không phải là doanh nghiệp chưa được đầu tư kịp thời hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; chưa có cơ chế đủ mạnh để khuyến khích các cơ sở này tham gia hoạt động trong lĩnh vực vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, phát triển công nghệ nền, công nghệ lõi.

Các chế độ, chính sách về tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực CNQP, AN, đặc biệt là lao động tay nghề cao, các chuyên gia, cán bộ đầu ngành về kỹ thuật, công nghệ còn mang nặng tính bình quân, chưa tạo được sức hút. Thu nhập hàng tháng theo kết quả sản xuất kinh doanh của người lao động thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động thuần sản xuất kinh tế, chưa tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động, công việc có tính chất đặc thù, độc hại, nguy hiểm, gây thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao do không bảo đảm tính cạnh tranh. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút, khuyến khích đối tượng là nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia phát triển CNQP, AN.

Chính sách thu hút, thuê chuyên gia nước ngoài của các cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt còn một số bất cập, vướng mắc về thủ tục cấp giấy phép lao động; quy trình thẩm định, lựa chọn chuyên gia phức tạp, kéo dài… Thực tế số lượng chuyên gia nước ngoài được các cơ sở CNQP nòng cốt chủ động thu hút, tự triển khai các thủ tục thuê theo hợp đồng là rất hạn chế (chuyên gia chủ yếu tham gia theo các dự án tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Bộ Quốc phòng).

Từ những lý do nêu trên, Bộ Quốc phòng cho rằng cần thiết phải xây dựng, ban hành Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt và chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt, phù hợp với Luật CNQP, AN và động viên công nghiệp, đồng thời kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc thực tiễn trong hoạt động CNQP, AN.

Chính sách đối với cơ sở CNQP quốc phòng nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết các chính sách đối với cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt.

Theo đó, chính sách đối với cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt là doanh nghiệp gồm: (i) Chính sách về đầu tư, xây dựng; (ii) Chính sách về mua sắm vật tư và chuẩn bị các yếu tố bảo đảm, tổ chức nghiên cứu, sản xuất theo nhiệm vụ được giao; (iii) Chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng; (iv) Chính sách thuê và chi trả cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia; (v) Chính sách hỗ trợ về lương, phụ cấp đặc thù khi doanh nghiệp không đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao; (vi) Chính sách hỗ trợ mức đóng chênh lệch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Chính sách đối với cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt không phải là doanh nghiệp gồm: (i) Chính sách đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình hạ tầng xã hội; (ii) Chính sách ưu tiên bố trí ngân sách để xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, chế tạo trong lĩnh vực vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, phát triển công nghệ nền, công nghệ lõi.

Chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng quy định chi tiết các chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt.

Theo đó, người lao động trong cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt là doanh nghiệp sẽ được hưởng các chế độ, chính sách như: (i) Chế độ, chính sách về việc làm, tiền lương, bảo hiểm, phụ cấp; (ii) Chính sách bù lương, bù chênh lệch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh không bảo đảm đủ lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù; (iii) Chính sách chăm sóc sức khỏe đối với người lao động, chính sách cho lao động nữ đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Người lao động trong cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt không phải là doanh nghiệp sẽ được hưởng chính sách về tiền lương, phụ cấp đặc thù và thu nhập khác.

Ngoài ra, cả 2 đối tượng trên còn được hưởng chính sách chung đối với người lao động trong cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt, cụ thể: (i) Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao và ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề; (ii) Chính sách hỗ trợ lương, phụ cấp khi thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; (iii) Chính sách đối với người lao động bị thương, chết khi tham gia hoạt động CNQP, AN.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Nước Nước