• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất SP cơ khí trọng điểm

(Chinhphu.vn) – Bộ Công Thương đang đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm như: Chính sách tín dụng đầu tư, kích cầu, đầu tư cho nghiên cứu - phát triển và phát triển nguồn nhân lực, thuế, phí, đất đai.

25/08/2015 14:55

Ảnh minh họa

Đề xuất này được Bộ Công Thương đưa ra tại dự thảo Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020.

Cụ thể, các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn đầu tư trung hạn và dài hạn với lãi suất bằng 70% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; thời hạn cho vay tối đa 15 năm.

Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các khoản vay trung hạn và dài hạn. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm có nhu cầu vay vốn nước ngoài được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp đặc biệt, Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm nghiên cứu, đề xuất cơ chế và chính sách tín dụng đầu tư cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ưu đãi về thuế

Về thuế, theo dự thảo, các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án trong thời gian 120 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp bán sản phẩm cơ khí trọng điểm được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của sản phẩm có trong Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm trong nước đã sản xuất được áp dụng bằng mức cam kết trần WTO phù hợp với lộ trình cắt giảm hàng năm cho đến khi kết thúc lộ trình. Các vật tư, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. Vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và để đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) bằng 0% hoặc theo mức thấp nhất của khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định (nếu mức thấp nhất của khung thuế suất cao hơn 0%).

Chính sách ưu đãi về đất đai

Theo dự thảo, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 15 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt của thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Dự thảo nêu rõ, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm nằm trong danh mục công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, phí, đất đai theo quy định của Luật Công nghệ cao.

Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm nằm trong danh mục Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được hưởng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế, phí, đất đai theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010.

Theo dự thảo, các sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2015 – 2020 gồm 12 nhóm sản phẩm, trong đó có: Tàu chở sà lan, sông biển Bắc Nam trọng tải trọng tải 10.000 tấn trở lên (gồm tàu Lash mẹ và hệ thống sà lan, tàu kéo đẩy); tàu khoan thăm dò, khai thác dầu khí; các tàu dịch vụ và đánh bắt hải sản vỏ thép công suất từ 500 HP trở lên, tàu kiểm ngư chiều dài đến 90 m; tàu và nhà giàn DK thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo; các dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh: sản xuất vật liệu không nung, xử lý chất thải rắn đô thị, xử lý tro, xỉ, thạch cao từ sản xuất công nghiệp; hệ thống lò nung clinke cho sản xuất xi măng lò quay công suất từ 2.500 tấn clinke/ngày trở lên; các loại máy canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, các kho bảo quản sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp…

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Tuệ Văn