• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất cơ chế tài chính bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

02/12/2022 16:35
Đề xuất cơ chế tài chính bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài - Ảnh 1.

Ngân sách nhà nước chi trả các chi phí cho cơ sở đào tạo, sinh hoạt phí, lệ phí cấp hộ chiếu, tiền vé máy bay...

Dự thảo Thông tư này quy định nội dung chi, mức chi, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực để thực hiện Kết luận số 39-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (viết tắt là Kết luận số 39-KL/TW).

Đối tượng áp dụng gồm: Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 39-KL/TW; cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 39-KL/TW; cán bộ công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng theo Kết luận số 39- KL/TW (viết tắt là cán bộ); các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và các cá nhân có liên quan.

Bồi dưỡng trung hạn ở nước ngoài

Theo dự thảo, các nội dung chi cho bồi dưỡng trung hạn ở nước ngoài bao gồm:

Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.

Sinh hoạt phí bao gồm tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu (không bao gồm tài liệu tham khảo) và đồ dùng học tập. Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo của Ban Chỉ đạo). Việc thanh toán sinh hoạt phí cho người học được cấp một lần, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của người học.

Lệ phí cấp hộ chiếu; lệ phí thị thực; bảo hiểm y tế; chi phí khám sức khỏe (nếu có yêu cầu); chi phí đi đường (để bù đắp lệ phí sân bay, chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và ngược lại).

Tiền vé máy bay (một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng; trừ trường hợp được phía bạn đài thọ.

Bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài và trực tuyến trong nước

Các nội dung chi cho bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài và trực tuyến trong nước bao gồm:

Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài (học trực tiếp hoặc trực tuyến) theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.

Chi công tác phí trường hợp học trực tiếp tại nước ngoài: Tiền vé các phương tiện đi lại, bao gồm tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe từ Việt Nam đến nước công tác và ngược lại; tiền thuê phòng nghỉ; tiền ăn và tiêu vặt; lệ phí thị thực, lệ phí cấp hộ chiếu…

Chi công tác phí trường hợp học trực tuyến trong nước gồm: Chi tiền tàu xe đi và về cho cán bộ từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết) cho một khoá học liên tục đối với người ngoại tỉnh; chi hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo…

Quy định một số mức chi cụ thể

Vé máy bay: Hạng ghế đặc biệt (First class): Dành cho các cán bộ lãnh đạo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 102/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): Dành cho cán bộ lãnh đạo có hệ số lương từ 9,7 trở lên hoặc có phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Khi nhà nước thay đổi hệ số, mức lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển xếp lương để xác định lại cho phù hợp.

Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y class): Dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.

Chi công tác phí, sinh hoạt phí tại nước ngoài: Đối với bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài, mức công tác phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cán bộ có hệ số lương từ 9,7 trở lên hoặc có phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được áp dụng tiêu chuẩn A để thanh toán một số khoản chi công tác phí theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 102/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Khi nhà nước thay đổi hệ số, mức lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển xếp lương để xác định lại cho phù hợp.

Đối với bồi dưỡng trung hạn và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ tại nước ngoài, mức sinh hoạt phí thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Chi phí đi đường (để bù đắp lệ phí sân bay, chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và ngược lại) được cấp một lần với mức khoán là 100 đô la Mỹ (USD)/người/cho toàn bộ thời gian bồi dưỡng.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương