Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Cụ thể, danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 5 cấp như sau: Cấp 1: Cấp độ kỹ năng. Cấp độ kỹ năng này thể hiện mức độ phức tạp trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn. Kỹ năng chuyên môn bao gồm lĩnh vực chuyên môn (tương ứng các nhóm ngành nghề đào tạo) mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.
Nội dung của Danh mục nghề nghiệp Việt Nam giải thích rõ các nghề, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu, ví dụ, loại trừ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ở nước ta hiện nay, Danh mục nghề nghiệp chưa được ban hành dưới dạng văn bản pháp quy mà chỉ được ban hành cùng các cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở để áp dụng.
Thực tế các cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở đang sử dụng Danh mục nghề nghiệp Việt Nam 2008 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành tạm thời. Danh mục này bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa phân biệt rõ lao động có kỹ năng và lao động giản đơn, nhiều mã chưa được giải thích rõ ràng nên bị nhầm lẫn gây khó khăn trong việc xếp mã.
Xuất phát từ hạn chế đó, Danh mục nghề nghiệp Việt Nam cần được ban hành để phù hợp với điều kiện thực tế, sử dụng trong công tác thống kê Việt Nam và làm cơ sở để biên soạn thông tin thống kê về lao động theo nghề.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, Danh mục nghề nghiệp Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thống nhất hoàn toàn đến cấp 4 của Phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 2008) phiên bản 2012 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
KL