• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất điều chỉnh mức bồi dưỡng giám định tư pháp

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Quyết định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, thay thế Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 1/1/2014; bảo đảm phù hợp với tính chất, đặc thù và thực tế của hoạt động giám định tư pháp; tạo điều kiện cải thiện thu nhập của người làm giám định tư pháp trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng tăng nhiều lần so với thời điểm ban hành Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg.

31/10/2024 21:39
Đề xuất điều chỉnh mức bồi dưỡng giám định tư pháp- Ảnh 1.

Đề xuất điều chỉnh mức bồi dưỡng giám định tư pháp

Điều chỉnh mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công tăng thêm khoảng 70% - 230%

Dự thảo quy định chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực: kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng; văn hóa; xây dựng; tài nguyên và môi trường; thông tin và truyền thông; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch đầu tư, tư pháp và các lĩnh vực khác.

Theo Bộ Tư pháp, so với thời điểm ban hành Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg, mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công hiện nay đã lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Đồng thời, việc quy định mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công áp dụng chung cho các lĩnh vực chưa thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với những giám định viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, văn hóa, xây dựng... Bởi lẽ, bên cạnh hoạt động chuyên môn hằng ngày, người giám định tư pháp kiêm nhiệm phải thực hiện thêm nhiệm vụ giám định, là công việc có tính chất phức tạp, liên quan đến hoạt động tố tụng và ngày càng phát sinh nhiều, đa dạng trên các lĩnh vực.

Vì vậy, để phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 129,92% trong thời gian qua cũng như có chế độ phù hợp, khích lệ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, tổ chức giám định tư pháp công lập, dự thảo Quyết định đã điều chỉnh mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công tăng thêm khoảng 70% - 230% so với Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg và có sự phân tách về mức bồi dưỡng giám định theo hướng những người giám định tư pháp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm sẽ được hưởng mức bồi dưỡng giám định theo ngày công cao hơn so với người giám định chuyên trách, cụ thể:

- Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định chuyên trách được điều chỉnh tăng thêm khoảng 70% - 130% so với Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg. Mức bồi dưỡng cụ thể từ 350.000 - 700.000 đồng/ngày.

- Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định tư pháp kiêm nhiệm được điều chỉnh tăng thêm khoảng 130% -230% so với Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg. Mức bồi dưỡng cụ thể từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày.

Tăng thêm 50% mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc

Dự thảo quy định chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với giám định trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.

Về mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc, Bộ Tư pháp cho rằng để chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức lương cơ sở tăng trong thời gian qua, cũng như thể hiện sự quan tâm, khích lệ của Nhà nước với đội ngũ người làm giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y thương tích, tử thi - các lĩnh vực có áp lực công việc lớn, thực hiện trong môi trường độc hại... các mức bồi dưỡng giám định theo vụ việc đối với giám định trên người sống, trên tử thi trong lĩnh vực pháp y trong dự thảo đã được điều chỉnh tăng thêm 50% so với Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg.

Cụ thể, mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống là từ 350.000 - 500.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định.

Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi là từ 900.000 - 6.000.000 đồng/tử thi. 

Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định hài cốt là từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng/hài cốt.

Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trong lĩnh vực pháp y tâm thần là từ 700.000 đồng - 5.000.000 đồng/vụ việc.

Bổ sung một số trường hợp được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công, theo vụ việc đối với trường hợp giám định trong trường hợp vụ việc phức tạp về chuyên môn đòi hỏi phải do người giám định tư pháp là chuyên gia thực hiện; giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định trong điều kiện nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng bên cạnh các trường hợp đã được quy định như giám định đối tượng nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm... Bởi lẽ, thực tế hiện nay, có nhiều chuyên ngành giám định để đưa ra được kết luận giám định chính xác theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu thì nhiều trường hợp phải thực hiện trong những điều kiện nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng như pháp y, kỹ thuật hình sự, xây dựng, tài nguyên môi trường...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Nước Nước