• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

20/05/2016 14:49

Ảnh minh họa

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ); cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

Về ngành, nghề và quy mô đào tạo, dự thảo nêu rõ, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo tối thiểu 150 học sinh/năm; đối với trường trung cấp: Số ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 ngành, nghề, quy mô đào tạo tối thiểu 300 học sinh/năm; đối với trường cao đẳng: Số ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng tối thiểu là 3 ngành, nghề, quy mô đào tạo tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề theo quy định. Trong đó, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh/giáo viên, đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; phải có giáo viên cơ hữu đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề phù hợp với từng nghề tổ chức đào tạo. Đối với trường trung cấp, trường cao đẳng: Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên tối đa là 25 học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; 15 học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học; tỷ lệ giảng viên, giáo viên cơ hữu ít nhất là 60% và đảm bảo có giảng viên, giáo viên cơ hữu cho từng ngành, nghề đào tạo; có ít nhất 30% giảng viên dạy trình độ cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên và đảm bảo mỗi ngành, nghề đều có giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.

Theo dự thảo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng ngành, nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Cụ thể:

Về diện tích đất sử dụng tối thiểu: Diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 4m2/học sinh tính tại thời điểm trung tâm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển trung tâm giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường trung cấp là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 25m2/học sinh tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường cao đẳng là 30.000 m2 đối với khu vực đô thị và 50.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 25m2/học sinh, sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập.

Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Cụ thể, diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/học sinh quy đổi, diện tích phòng học thực hành tối thiểu 2,5 m2/học sinh đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành đối với trường trung cấp, trường cao đẳng; xưởng thực hành, thực tập.

Vốn đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu 5 tỷ đồng

Bên cạnh đó, xưởng trường đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình đào tạo của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo; phòng thí nghiệm, thực nghiệm, trại trường, vườn thí nghiệm và phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo; thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên; có khu ký túc xá, các công trình kỹ thuật, công trình phục vụ hoạt động giải trí, văn hóa, giáo dục thể chất phục vụ cho học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên theo tiêu chuẩn thiết kế; có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên trong nhà trường; có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, ban, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 4m2/người đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 6m2/người đối với trường trung cấp, 8m2/người đối với trường cao đẳng.

Ngoài ra, về thiết bị đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có đủ thiết bị đào tạo phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề theo quy định. Trường trung cấp, trường cao đẳng: Thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.

Dự thảo nêu rõ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: Vốn đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng và được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai; vốn đầu tư thành lập trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng và được đầu tư bằng các nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai; vốn đầu tư thành lập trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng và được đầu tư bằng các nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn