• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất điều lệ trường cao đẳng sư phạm

(Chinhphu.vn) – Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định điều lệ trường cao đẳng sư phạm.

22/10/2021 16:10

Trường cao đẳng sư phạm được tổ chức theo các loại hình: Trường cao đẳng sư phạm Trung ương; trường cao đẳng sư phạm địa phương
Theo dự thảo, trường cao đẳng sư phạm là cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường cao đẳng sư phạm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trường cao đẳng sư phạm trong Thông tư này được tổ chức theo các loại hình: Trường cao đẳng sư phạm Trung ương; trường cao đẳng sư phạm địa phương.

Trường cao đẳng sư phạm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khi tham gia đào tạo các trình độ, các ngành học của giáo dục nghề nghiệp ngoài nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Trường cao đẳng sư phạm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và đào tạo các trình độ, các ngành học khác của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đào tạo lại giáo viên và người học đáp ứng nhu cầu xã hội;

Tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo; biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt, sử dụng giáo trình và tài liệu giảng dạy, học tập trong đào tạo đối với các trình độ, các ngành học được phép đào tạo theo quy định; phát triển các chương trình giáo dục tại các cơ sở thực hành thuộc trường cao đẳng sư phạm;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo theo quy định; tổ chức các hoạt động đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

Dự thảo cũng nêu rõ, người học trong trường cao đẳng sư phạm được quy định tại Điều 59 Luật Giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: Sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường.

Nhiệm vụ và quyền hạn của người học trong trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định tại các Điều 80, 82, 83, 84, 85, 86, 87 và Điều 88 Luật Giáo dục; thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Giáo dục nghề nghiệp; thực hiện theo quy định hiện hành về công tác học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT đối với sinh viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; thực hiện quy định hiện hành về công tác học sinh, sinh viên của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đối với học sinh, sinh viên các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với các ngành, nghề đào tạo ngoài nhóm ngành giáo viên; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của nhà trường.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương