• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất giữ lại con dấu để lưu trữ, phục vụ nghiên cứu lịch sử

(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giữ lại con dấu hết giá trị sử dụng của một số cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước để lưu trữ, phục vụ nghiên cứu lịch sử.

05/10/2018 10:10

Bộ Nội vụ cho biết, theo quy định hiện hành, về nguyên tắc, mỗi cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi được phép và chỉ sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Khi cơ quan, tổ chức đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc kết thúc nhiệm vụ, con dấu hết giá trị sử dụng được cơ quan có thẩm quyền thu hồi và hủy. Cơ quan, tổ chức không được phép và không thể tiếp cận, nghiên cứu con dấu khi có nhu cầu, kể cả đối với con dấu đang được sử dụng lẫn con dấu hết giá trị sử dụng. Đối với con dấu hết giá trị sử dụng, khi các cơ quan, tổ chức cũ đã không còn hoạt động, nhu cầu nghiên cứu về con dấu vẫn tiếp tục. Do đó, việc quy định giữ lại con dấu của một số cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để lưu trữ, phục vụ nghiên cứu lịch sử là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu trên.

Dự thảo nêu rõ, con dấu hết giá trị sử dụng của các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sau đây được giữ lại để lưu trữ, phục vụ nghiên cứu lịch sử:

1. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội;

2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng cục thuộc Bộ;

4. Văn phòng Chủ tịch nước;

5. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

7. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

8. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan, tổ chức có nhu cầu nghiên cứu về con dấu hết giá trị sử dụng của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước phải có văn bản gửi Lưu trữ lịch sử, trong đó nêu rõ thời gian, mục đích và nội dung nghiên cứu.

Việc cung cấp con dấu hết giá trị sử dụng để nghiên cứu lịch sử phải được đăng ký, giao, nhận vào sổ sách.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

LP