• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất hội thẩm nhân dân mặc áo choàng khi xét xử

(Chinhphu.vn) - Tòa án Nhân dân Tối cao đang dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1214/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục của thẩm phán, hội thẩm nhân dân; giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm.

24/12/2021 11:24
 
Đề xuất thay đổi trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân từ bộ comple thay bằng áo choàng

Theo Dự thảo, hội thẩm nhân dân được cấp trang phục để sử dụng theo niên hạn gồm:

a) Trang phục xét xử là áo choàng (được cấp 5 năm một bộ, sử dụng tại phiên tòa).

b) Trang phục làm việc, gồm: Auần âu, áo sơ mi dài tay.

Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng, việc thay đổi trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân từ bộ comple bằng áo choàng phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Qua kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc cải cách tư pháp tại tòa án thời gian qua, việc thẩm phán mặc áo choàng khi xét xử đã tạo được vị thế trong hoạt động tư pháp, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Với tư cách là người tiến hành tố tụng, thành viên của hội đồng xét xử, ngang quyền đưa ra toàn bộ phán quyết thì việc thay thế trang phục xét xử áo choàng sẽ đồng bộ hơn và thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử tại tòa án.


Bên cạnh sửa đổi quy định về trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân, Dự thảo cũng bổ sung quy định về phù hiệu hội thẩm nhân dân. Theo đó, phù hiệu hội thẩm nhân dân được làm bằng kim loại, có hình chữ nhật màu xanh dương (kích thước 2 cm x 8 cm), được dùng để đeo trên ngực trái của hội thẩm nhân dân. Trên mặt tấm biển phù hiệu này, phía bên trái có biểu tượng Quốc huy, chiếm 1/3 chiều dài phù hiệu; 2/3 chiều dài còn lại là họ và tên hội thẩm nhân dân, viết chữ in hoa, màu đỏ. 

Mời bạn đọc xem toàn văn Dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Châu