• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất mới về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Theo đó, dự thảo đề xuất nâng trần chi phí lãi vay lên 30% để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

12/06/2020 10:13

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Qua hơn 3 năm thực hiện, Nghị định 20 đã mang lại những kết quả nhất định trong công tác đấu tranh chống chuyển giá. Tuy nhiên, Nghị định 20 có quy định về khống chế chi phí lãi vay lần đầu áp dụng nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai.

Cụ thể, việc áp dụng khống chế chi phí lãi vay mà không cho trừ doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay gây bất cập đối với doanh nghiệp trung chuyển vốn vay, cho vay lại, quản lý quỹ, ký quỹ trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty, công ty chứng khoán.

Mức khống chế chi phí lãi vay tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP là 20%, đây là mức trung bình trong biên độ 10%-30% theo khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB). Tuy nhiên, đối với điều kiện của Việt Nam mới áp dụng quy định nên đã tạo ra phản ứng của các doanh nghiệp, vì vậy cần nghiên cứu để quy định tỷ lệ khống chế phù hợp…

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa đổi khoản 3, Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP, theo đó: Điều chỉnh tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay sau khi cho trừ lãi tiền cho vay và nâng ngưỡng khống chế từ 20% lên 30%; quy định rõ về chi phí lãi vay thuần; quy định một số trường hợp ngoại trừ không áp dụng khống chế chi phí lãi vay. Về hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép áp dụng quy định tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngay trong kỳ tính thuế năm 2019.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.   

LP