• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất phân cấp, phân quyền đối với các dự án năng lượng nguyên tử

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

14/04/2025 11:44
Đề xuất phân cấp, phân quyền đối với các dự án năng lượng nguyên tử- Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Trình bày tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) được Bộ KH&CN xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quan điểm xây dựng Luật là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử.

Kế thừa, phát triển những quy định hợp lý, có tính nguyên tắc của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; khắc phục triệt để những bất cập, chồng chéo của quy định gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật về năng lượng nguyên tử thời gian qua.

Các quy định của Luật phải rõ ràng, có tính khả thi, dài hạn, có tính dự báo đầy đủ và giúp kiến tạo hành lang pháp lý về an toàn bức xạ, hạt nhân, an ninh và thanh sát hạt nhân bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ứng dụng của năng lượng nguyên tử, đặc biệt là phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.

Tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ luật pháp quốc tế; sự hài hòa, tính tương thích, nội luật hóa đầy đủ, kịp thời cam kết, nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tuân thủ nguyên tắc luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đã bám sát 4 chính sách đã được Chính phủ nhất trí tại Nghị quyết 240 năm 2024 về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024.

Cụ thể, thể chế hóa các nghị quyết, chủ trương của Trung ương về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam; cơ chế, chính sách đặc biệt đối với nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội; bảo đảm quy định tại dự thảo Luật những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đã nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về phát triển lĩnh vực năng lượng nguyên tử, các khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính không ảnh hưởng tới an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân và sẽ tiếp tục giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ) trong các Nghị định hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, làm rõ thẩm quyền các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tại các nghị định.

Dự thảo Luật cũng lược bỏ nội dung quy định về: Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia; Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia; Quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại dự thảo Luật.

Về phân cấp, phân quyền, dự án Luật đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân (thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công) cho Thủ tướng Chính phủ. Quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân (tại Điều 32 dự thảo Luật).

Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã phân cấp cho UBND cấp tỉnh, thành phố cấp phép cho thiết bị X-quang trong chẩn đoán y tế (điểm b Khoản 1 Điều 77 Luật hiện hành). Tuy nhiên, theo tinh thần mới của việc xây dựng văn bản quy quy phạm pháp luật, Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ sẽ quy định tại Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Do đó, dự kiến tại Nghị định hướng dẫn Luật sẽ tiếp tục phân cấp từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho UBND các tỉnh, thành phố cấp giấy phép thiết bị X-quang y tế, nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ có mức độ rủi ro thấp; chuẩn bị và ứng phó sự cố.

Trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, tên gọi, phạm vi điều chỉnh, nội dung sửa đổi, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với tên gọi Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Về cơ quan pháp quy hạt nhân (Điều 7), ông Huy đề nghị quy định rõ cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập và mối quan hệ công tác; có đủ thẩm quyền, năng lực kỹ thuật và quản lý; hoạt động tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn an ninh hạt nhân của IAEA và các điều ước quốc tế liên quan.

Về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với sự cần thiết và nội dung thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, cần xem xét việc cho phép cá nhân, tổ chức đầu tư thành lập cơ sở bức xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ, trong đó có cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ, bởi lo ngại về khả năng bảo đảm an toàn của cá nhân, tổ chức.

Thảo luận tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, liên quan đến người hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân, dự án Luật mới đề cập quy định về chứng chỉ. Theo ông Vinh, những người hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân này phải được quy định rất chặt chẽ, có cơ quan quản lý nhà nước. Khi phát triển lĩnh vực hạt nhân, phải nghĩ đến xây dựng bộ phận quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả.

Còn Chủ tịch Ủy ban Pháp luật - Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho rằng, để đảm bảo tính thống nhất của dự án Luật trong hệ thống pháp luật, liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, dự án Luật đề xuất giao Chính phủ chủ trương đầu tư đối với dự án điện hạt nhân. Đây là vấn đề lớn, cần cân nhắc hết sức thận trọng và kỹ lưỡng.

Nói về việc phân cấp, phân quyền, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết việc phân cấp phân quyền là chủ trương chung để linh hoạt, chủ động hơn. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhìn nhận đây vẫn là vấn đề mới, liên quan đến sức khỏe, an toàn của người dân nên cần phải làm rõ cơ sở phân cấp, phân quyền và tác động của việc này. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ xin ý kiến lại Thủ tưởng Chính phủ về vấn đề này.

Anh Thơ