• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc

(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

19/07/2021 14:58

Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đưa người có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trường hợp cần phải có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi đưa người có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì trưởng công an cấp huyện ra quyết định tạm giữ người đó theo thủ tục hành chính quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Chế độ ăn của người bị tạm giữ được hưởng như chế độ ăn của học sinh, trại viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được dự toán trong ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

Bổ sung quy định về sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo

Bên cạnh đó, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định tại Khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo. Do vậy, dự thảo đã bổ sung nội dung này để  bảo đảm quyền của công dân.

Cụ thể, ngoài giờ học văn hóa, hướng nghiệp, lao động học nghề theo quy định của pháp luật, trường giáo dưỡng phải tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác cho học sinh.

Ngoài thời gian tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt chung, học sinh theo tôn giáo được sử dụng kinh sách in được xuất bản, phát hành hợp pháp mỗi tuần một lần. Học sinh theo tôn giáo đăng ký với cán bộ, giáo viên nhà trường việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân tại địa điểm, thời gian do hiệu trưởng trường giáo dưỡng quy định và không làm ảnh hưởng đến người khác. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm quản lý, kiểm duyệt kinh sách trước khi cho học sinh sử dụng.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức