• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

22/09/2014 16:29

 

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, Luật Phá sản (sửa đổi) được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014 (Luật Phá sản) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Luật Phá sản giao cho Chính phủ quy định chi tiết  việc cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với quản tài viên (khoản 3, Điều 12), việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (khoản 3, Điều 13), việc thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên (khoản 2 Điều 15), chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (khoản 2 Điều 24) và hướng dẫn thi hành điều khoản chuyển tiếp (khoản 4 Điều 131).

Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện Luật được kịp thời, thống nhất, thuận lợi và hiệu quả, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn tổ chức và hoạt động phá sản, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực phá sản thì việc ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản là cần thiết.

Bộ Tư pháp đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 32 điều, trong đó, dành 1 chương (14 điều) quy định về hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

Theo dự thảo, quản tài viên có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Để đảm bảo tính độc lập của quản tài viên và bảo mật thông tin trong quá trình hành nghề, dự thảo nêu rõ, tại cùng một thời điểm, người có Chứng chỉ hành nghề quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.

Luật sư, kiểm toán viên được đồng thời hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

Theo dự thảo, để được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân, người có Chứng chỉ hành nghề quản tài viên phải đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân với Bộ Tư pháp. Người này phải có văn phòng và địa chỉ giao dịch.

Người đăng ký có thể gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp.

Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Bộ Tư pháp ghi tên người đó vào danh sách quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; trong trường hợp từ chối thì phải có thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nêu rõ, người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh  lý tài sản được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản kể từ ngày được Bộ Tư pháp ghi tên vào danh sách quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân đăng ký nộp thuế như hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Trường hợp quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân chấm dứt việc hành nghề thì phải có thông báo gửi Bộ Tư pháp để xóa tên quản tài viên đó khỏi danh sách quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

Dự thảo cũng nêu rõ, luật sư, kiểm toán viên được đồng thời hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, dự thảo nêu rõ, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Phá sản. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ quản lý, thanh lý tài sản. Văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải là quản tài viên.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn