• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định mới về Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia

(Chinhphu.vn) – Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

24/12/2013 08:27
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, thông tin cơ bản về công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có sự thay đổi so với quy định tại Nghị định 90/2010/NĐ-CP.

Cụ thể, bên cạnh việc giữ nguyên các thông tin như: Số định danh cá nhân; ảnh chân dung; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính…, Bộ Công an đề xuất thay đổi, bổ sung một số thông tin như: Nơi đăng ký khai sinh; số Chứng minh nhân dân (9 số); ngày, tháng, năm chết.

Bên cạnh đó, theo đề xuất của Bộ Công an, một số thông tin về công dân như: Hộ chiếu; thẻ bảo hiểm y tế; mã số thuế cá nhân; trình độ học vấn; trình độ chuyên môn, kỹ thuật; nơi làm việc; tình trạng hôn nhân; họ và tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của vợ, chồng; họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ, số sổ hộ khẩu... sẽ không còn được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo dự thảo, khi thực hiện thủ tục hành chính làm phát sinh, thay đổi thông tin cơ bản về công dân tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm chuyển các thông tin đó cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thay đổi thông tin cơ bản về công dân.

UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên

Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung thêm trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bố trí kinh phí để duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Theo dự thảo, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hướng dẫn việc thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, hoàn thiện Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng đầu tư đồng bộ, hiệu quả, không dàn trải và đúng tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Nghị định về cấp, quản lý và sử dụng Số định danh cá nhân và dự thảo Nghị định về thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư.

Đồng thời tổ chức thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ cho việc thu thập, cập nhật thông tin cá nhân vào Cơ sở dữ liệu.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Thanh Hoài