• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định mới về phân cấp quản lý công trình thủy lợi

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

20/09/2021 12:00

Phân công cụ thể trách nhiệm của Bộ, của địa phương trong quản lý công trình thủy lợi.

Trong đó, dự thảo bổ sung khoản 2a Điều 15 về phân cấp quản lý công trình thủy lợi như sau: “Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình phân cấp cho UBND cấp tỉnh quản lý căn cứ vào hiệu quả quản lý, khai thác hoặc trong các trường hợp sau: a- Để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du thuộc nguyên nhân chủ quan của đơn vị quản lý, khai thác; b- Đơn vị khai thác công trình thủy lợi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ được giao; c- Để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong thực hiện các quy định về cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi".

Lý giải về đề xuất bổ sung quy định trên, Bộ NN&PTNT cho biết: Công trình thủy lợi liên tỉnh hầu hết do địa phương quản lý. Thực tế hiện nay, đa số các địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác công trình liên tỉnh. Tuy nhiên, vẫn có một số nhiệm vụ quản lý, khai thác ở một số công trình, đơn vị khai thác của địa phương chưa thực hiện nghiêm túc dẫn tới hiệu quả công trình chưa đạt yêu cầu. Thậm chí có nơi gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác vận hành, bảo đảm an ninh, an toàn công trình.

Việc phân cấp quản lý công trình liên tỉnh hiện nay đang giữ nguyên hiện trạng, ổn định cho cả Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, cũng cần thiết có các quy định đối với những trường hợp đặc biệt để thực sự phát huy năng lực, hiệu quả quản lý, khai thác công trình.

Phân công cụ thể trách nhiệm của Bộ, của địa phương trong quản lý công trình phân cấp

Bộ NN&PTNT cho biết, đến nay Bộ đã có 3 văn bản phân cấp quản lý 23 công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên được Bộ NN&PTNT phân cấp cho các địa phương quản lý. Tuy nhiên, không có quy định phân công cụ thể trách nhiệm của Bộ, của địa phương khi thực hiện quản lý các công trình phân cấp.

Do vậy, Bộ đề xuất bổ sung Điều 15a về phân công trách nhiệm trong quản lý công trình thủy lợi được phân cấp như sau:

1. Bộ NN&PTNT: a) Tổng hợp, sắp xếp đưa vào danh mục nguồn vốn trung hạn theo từng giai đoạn các hạng mục sửa chữa nâng cấp, hiện đại hóa công trình đã phân cấp địa phương quản lý; b) Tổ chức quan trắc, giám sát nguồn nước, chất lượng nước ở các công trình liên tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; c) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên; d) Rà soát và phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ đập, hồ chứa thủy lợi liên tỉnh sau khi lấy ý kiến của UBND các tỉnh có liên quan; đ) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật thủy lợi.

2. UBND cấp tỉnh: a) Thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi được phân cấp, trừ các nội dung pháp luật có quy định khác; b) Chỉ đạo đơn vị khai thác công trình thủy lợi của địa phương thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật liên quan.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức