Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Dự thảo giải thích rõ: Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là thời gian được phép sử dụng của phương tiện thủy nội địa.
Còn niên hạn sử dụng phương tiện nhập khẩu đối với phương tiện thủy nội địa là thời gian tính từ ngày phương tiện bắt đầu được đóng cho đến ngày phương tiện được nhập khẩu về Việt Nam.
Theo dự thảo, niên hạn sử dụng của phương tiện nhập khẩu đối với tàu khách và tàu chở người không quá 10 năm, đối với các phương tiện thủy nội địa khác không quá 15 năm.
Cũng tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP), xi măng lưới thép và bê tông cốt thép được quy định từ 18 – 35 năm. Cụ thể như sau:
TT |
Loại phương tiện |
Niên hạn sử dụng không quá (năm) |
1 |
Tàu chở hàng khô, hàng rời không có động cơ có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên hoặc có động cơ và tổng công suất động cơ từ 135 sức ngựa trở lên |
35 |
2 |
Tàu kéo, tàu đẩy và tàu công trình |
30 |
3 |
Tàu chở hàng nguy hiểm |
30 |
4 |
Phương tiện chở dầu |
30 |
5 |
Tàu khách |
|
5.1 |
Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi |
35 |
5.2 |
Tàu khách khác |
30 |
5.3 |
Tàu chở khách cao tốc |
20 |
6 |
Tàu đệm khí |
18 |
Theo dự thảo, niên hạn sử dụng của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi có vỏ làm bằng gỗ không quá 15 năm. Các phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ khác có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.
Dự thảo nêu rõ, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được tính từ ngày cấp hồ sơ đăng kiểm lần đầu tiên cho phương tiện hoạt động sau khi kết thúc đóng mới. Một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời điểm tính niên hạn sử dụng.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn