• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định quyền tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã đề xuất quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

09/05/2016 15:15

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho biết, dự thảo Luật dành một điều để quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân như một lời tuyên ngôn về quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp ghi nhận, trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế.

Cụ thể, thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được kinh doanh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động có liên quan khác không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Luật này và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Thương nhân phải đáp ứng các điều kiện, giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép, điều kiện. Theo dự thảo, chi nhánh thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân và theo quy định của pháp luật.

Đối với thương nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, theo dự thảo, thương nhân, chi nhánh khi tiến hành hoạt động ngoại thương phải thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu và các nghĩa vụ, biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Luật này đồng thời với các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thương nhân, chi nhánh thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài là việc đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu. Thương nhân, chi nhánh thực hiện quyền khẩu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam là việc đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu, không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam. Dự thảo nêu rõ, Bộ Công Thương quy định công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo lộ trình theo mã HS tương ứng theo quy định của Biểu thuế xuất nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật và theo các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ sẽ quy định chi tiết khoản này.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn