• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn. Trong đó, Bộ đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn.

07/08/2024 12:08
Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn- Ảnh 1.

Thời gian quan trắc mặn thường được tiến hành trong 6 tháng mùa cạn

Thời gian quan trắc mặn thủ công

Theo dự thảo, thời gian quan trắc thường được tiến hành trong 6 tháng mùa cạn. Mùa cạn của các khu vực thường khác nhau. Do đó, thời gian quan trắc ở các khu vực cũng khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với sông ở khu vực miền Bắc và miền Nam, bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 5 năm sau.

Đối với sông ở khu vực miền Trung, thời gian quan trắc được đề xuất như sau: Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 của năm; từ Bình Định đến Bình Thuận bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7 của năm.

Đối với sông ở những khu vực có diễn biến xâm nhập mặn bất thường có thể tiến hành quan trắc hoặc điều tra khảo sát ngoài khoảng thời gian nêu trên.

Đối với những khu vực thường có diễn biến xâm nhập mặn thấp, nếu trong quá trình quan trắc vào giai đoạn gần cuối mùa cạn mà liên tục xuất hiện độ mặn dưới 0,1‰ (vào kỳ nước cường cao nhất trong tháng) thì xem xét, đánh giá ngừng công tác quan trắc mặn của mùa cạn đó.

Theo dự thảo, trong tháng, tiến hành quan trắc mặn vào các kỳ triều đặc trưng cho các kỳ nước cường, nước kém. Thời gian quan trắc mặn cụ thể trong tháng được xây dựng trên cơ sở tham khảo bảng thủy triều được xuất bản hàng năm.

Thời gian quan trắc mặn tự động

Theo dự thảo, thời gian quan trắc mặn tự động được tiến hành trong mùa kiệt theo quy định trên. Ngoài thời gian quan trắc này, tùy theo đặc điểm, tính chất và mức độ xâm nhập mặn ở sông đặt trạm (ví dụ: khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng triều mạnh, gần cửa sông,...) có thể tiến hành quan trắc vào các thời gian khác trong năm.

Chế độ quan trắc tự động liên tục 24/24h, tần suất truyền dữ liệu tối thiểu 10 phút /01 lần.

Sau khi kết thúc quan trắc mặn trong mùa kiệt, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị (nếu đến kỳ hạn). Các trạm quan trắc liên tục trong năm theo yêu cầu nhiệm vụ vẫn phải đảm bảo vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ, quy trình thao tác chuẩn (SOP) quy định.

Xâm nhập mặn là quá trình nước biển lấn sâu vào đất liền qua cửa sông do ảnh hưởng của hiện tượng thủy triều làm cho nước sông bị nhiễm mặn.

Để có cơ sở triển khai các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn thì việc quan trắc xâm nhập mặn là không thể thiếu.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn