• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định về đường sắt vùng

(Chinhphu.vn) - Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). Trong đó, Bộ đề xuất quy định về đường sắt vùng.

22/08/2024 18:28
Đề xuất quy định về đường sắt vùng- Ảnh 1.

Đường sắt địa phương đi qua địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được gọi là đường sắt vùng

Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 quy định hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:

- Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.

- Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận.

- Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

Tại dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Bộ Giao thông vận tải đề xuất hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:

- Đường sắt quốc gia là đường sắt do Bộ Giao thông vận tải quản lý, phục vụ nhu cầu vận tải của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.

- Đường sắt địa phương là đường sắt do địa phương quản lý, bao gồm: đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận; đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp đường sắt địa phương đi qua địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được gọi là đường sắt vùng.

- Đường sắt chuyên dùng là đường sắt do tổ chức, cá nhân quản lý, phục vụ nhu cầu vận tải của tổ chức, cá nhân.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt vùng

Bộ Giao thông vận tải cho biết, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 chưa có quy định về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt vùng.

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất: Đầu tư xây dựng công trình đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa, cải tạo công trình đường sắt theo quy định của pháp luật.

Đối với việc đầu tư xây dựng đường sắt vùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương có tuyến đường sắt đi qua thống nhất giao cho một địa phương chủ trì lập đề xuất chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định; cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư quyết định giao cho một địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư.

Kinh phí để thực hiện đầu tư đường sắt vùng được phân bổ cho các địa phương theo tỉ lệ tương ứng với chiều dài tuyến đường sắt đi qua mỗi địa phương hoặc theo tỉ lệ được thống nhất giữa các địa phương với nhau.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao là cơ quan chủ quản đầu tư có trách nhiệm quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt vùng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt vùng, đường sắt chuyên dùng. 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn