• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định về hòa giải thương mại

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại với tư cách là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập.

26/06/2015 15:47

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật hàng hải, Luật thương mại, Luật đầu tư... và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành mới chỉ ghi nhận các nguyên tắc chung về việc các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải mà chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn về hòa giải viên, tổ chức hòa giải chuyên nghiệp, trình tự, thủ tục hòa giải.

Trong thực tiễn, một số tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết các tranh chấp của mình, sau đó mới lựa chọn Tòa án và trọng tài. Tuy nhiên, do chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh trực tiếp, toàn diện hoạt động hòa giải thương mại như một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với tòa án và trọng tài nên trong thời gian qua hoạt động hòa giải thương mại chủ yếu gắn với hoạt động tố tụng của Tòa án và tố tụng trọng tài. Dịch vụ hoà giải độc lập mặc dù đã được thực hiện bởi một số chuyên gia, tổ chức hành nghề luật sư, các tổ chức hiệp hội nhưng chưa phổ biến và hiệu quả chưa cao... Phần lớn cá nhân, tổ chức chưa coi hòa giải thương mại là một hoạt động dịch vụ giải quyết tranh chấp chuyên nghiệp nên chưa sử dụng rộng rãi phương thức này.

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả thuận và được hòa giải viên thương mại tiến hành theo quy định.

Hoạt động hòa giải thương mại chuyên nghiệp mới bắt đầu được hình thành thông qua việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành Bộ quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007. Điều này góp phần tạo điều kiện cho các bên tranh chấp trong việc lựa chọn hòa giải viên và trình tự, thủ tục làm căn cứ cho quá trình hòa giải tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, số lượng vụ việc hòa giải do VIAC thực hiện còn chưa cao (tính đến nay mới chỉ có 5 vụ). Trong khi đó, tại các nước trong khu vực và trên thế giới, dịch vụ hòa giải chuyên nghiệp do các trung tâm hòa giải cung cấp đã hình thành và phát triển ổn định.

Trước tình hình nêu trên, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng hóa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, qua đó giảm thiểu tình trạng quá tải trong giải quyết tranh chấp của Tòa án, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh và ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hơn nữa công cuộc hội nhập quốc tế thì việc xây dựng, ban hành Nghị định về hòa giải thương mại là hết sức cần thiết.

Bộ Tư pháp đã dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại gồm 7 chương, 38 điều. Bên cạnh những quy định chung, Bộ Tư pháp đã đề xuất những quy định cụ thể về hòa giải viên thương mại; tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại; trình tự, thủ tục hòa giải thương mại; hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam...

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Theo dự thảo, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải nếu các bên có thoả thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của tranh chấp.

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định giải quyết bằng hòa giải thương mại; khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để thành lập các tổ chức cung cấp hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại; luật sư, trọng tài viên tư vấn và khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Tuệ Văn