• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy định về thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.

10/02/2023 17:30
Đề xuất quy định thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành  - Ảnh 1.

Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.

Theo dự thảo, thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp theo quy định tại các Điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra và quy định tại Nghị định này.

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự. Tiêu chuẩn, điều kiện người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Chính phủ về thanh tra chuyên ngành.

Trách nhiệm của thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện để đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Những việc thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được làm gồm:

1. Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;

2. Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật;

3. Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra; sử dụng quyền thanh tra khi không có quyết định thanh tra;

4. Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuyết Tan