Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong Công an nhân dân |
Dự thảo đề xuất nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
Căn cứ quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết các điều trên, công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự đối với đời sống kinh tế, xã hội theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo; chương trình, kế hoạch của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an và thực tiễn thi hành pháp luật, hằng năm, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong Công an nhân dân, gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/1 của năm kế hoạch để theo dõi, tổng hợp.
Căn cứ Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong Công an nhân dân, hằng năm, công an các đơn vị, địa phương ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị, địa phương mình. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, công an cấp tỉnh gửi kế hoạch về Bộ (qua Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) trước ngày 15/2 hằng năm để theo dõi, tổng hợp.
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
Cũng theo dự thảo, việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Công an, của cơ quan, đơn vị hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Công an các đơn vị, địa phương kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi trách nhiệm được giao nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật và hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật. Việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
Nội dung kiểm tra việc thực hiện việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.
Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của bộ, ngành, địa phương được thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP…
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.